Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là
-
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Kim loại A và B là:
-
Câu 3:
Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
-
Câu 4:
Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
-
Câu 5:
Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là
-
Câu 6:
Cho các chất sau: Al, Na2CO3, AlCl3, KHCO3, K2SO4, Al2O3, Al(OH)3, (NH4)2SO3. Số chất vừa tác dụng với axit HCl và vừa tác dụng với dung dịch KOH là
-
Câu 7:
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là
-
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1< n2< n3 . Hai chất X, Y lần lượt là
-
Câu 9:
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là gì?
-
Câu 10:
Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
-
Câu 11:
Xà phòng hóa hoàn toàn CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH thu được muối nào?
-
Câu 12:
Triolein có công thức cấu tạo là gì?
-
Câu 13:
Este nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom?
-
Câu 14:
Chất nào sau đây là amin bậc I ?
-
Câu 15:
Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
-
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm H2, CH4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 7,84 lít CO2 và 9,9 gam H2O, các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
-
Câu 17:
Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
-
Câu 18:
Chất không thủy phân trong môi trường axit là
-
Câu 19:
Cho m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là
-
Câu 20:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch HCl.
(c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng.
(d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
-
Câu 21:
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
-
Câu 22:
Hóa chất nào sau đây dùng để làm mềm nước cứng toàn phần?
-
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ a%. Giá trị của a là
-
Câu 24:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
-
Câu 25:
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
-
Câu 26:
Nung 13,4 gam 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ, được 6,8 gam rắn và khí X. Khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan sau phản ứng là
-
Câu 27:
Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
-
Câu 28:
Nguyên tử Clo có 17p, 18n, 17e. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử Clo là
-
Câu 29:
Có các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch nước Javel.
(d) Nhúng lá Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(e) Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
(f) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CrCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
-
Câu 30:
Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
-
Câu 31:
Polime nào dưới đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
-
Câu 32:
Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, như sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
A
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Kết tủa Ag.
B
Cu(OH)2, ở nhiệt độ thường.
Dung dịch xanh lam.
C
Nước brom
Nhạt màu nước brom
D
Quỳ tím
Hóa xanh
Các chất A, B, C, D lần lượt là
-
Câu 33:
Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí và úp ngược bình. Khí X là
-
Câu 34:
Các kim loại nào trong dãy sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
-
Câu 35:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Ngâm lá Cu trong dung dịch AgNO3.
(b) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng.
(c) Ngâm lá Al trong dung dịch HCl.
(d) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl.
(e) Để một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm.
(g) Ngâm lá Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
-
Câu 36:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
-
Câu 37:
Từ 16,2 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
-
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
-
Câu 39:
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
-
Câu 40:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y, thu được 3 mol glyxin, 1mol valin và 1mol alanin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thu được các đipeptit Ala-Gly, Gly-Val và 1 tripeptit Gly-Gly-Gly. Cấu tạo của Y là