Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Có bốn lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Dung dịch Ca(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không có hiện tượng
Kết tủa trắng, có khí mùi khai
Nhận xét nào sau đây đúng?
-
Câu 2:
Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin.Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là:
-
Câu 3:
Trong môi trường kiềm, dung dịch protein có phản ứng biure với
-
Câu 4:
Cho các kim loại và các dung dịch: Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 6:
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 2 chất. Tên gọi của X là:
-
Câu 7:
Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCL thu được 28,65 gam muối. Công thức của phân tử X là gì?
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 9:
Cho 10,8 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hết với 200ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,3 gam chất rắn khan. Tên của X là:
-
Câu 10:
Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
-
Câu 11:
Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là:
-
Câu 12:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
-
Câu 13:
Dung dịch chất nào sau đây được dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh?
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(c) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong nước.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2:1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(f) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 15:
Cho các phản ứng:
(a) \(Fe{(OH)_2} + 2HCl \to FeC{l_2} + 2{H_2}O\)
(b) \(Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} + 2{H_2}O\)
(c) \(KHC{O_3} + KOH \to {K_2}C{O_3} + {H_2}O\)
\(Ba{(OH)_2} + 2HCl \to BaC{l_2} + 2{H_2}O\)
Phản ứng có phương trình ion thu gọn: \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\) là:
-
Câu 16:
Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa?
-
Câu 17:
Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây?
-
Câu 18:
Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và 29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,7 mol HCl. Phần trắm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là:
-
Câu 19:
Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Giá trị m là:
-
Câu 20:
Trong các polime: poli(etylen terephtalat), poliacrilonnitrin, polistiren, poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
-
Câu 21:
Cho dung dịch chứa a mol H3PO4 vào dung dịch chứa 2,5a mol KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa chất tan là:
-
Câu 22:
Hỗn hợp X gồm ankan (a mol), anken, ankin (a mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít (đktc) O2 thu được (2b+5,6) gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của V và m lần lượt là:
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại Na, K đều khử nước ở điều kiện thường.
(2) Để bảo quản natri, người ta ngâm natri trong dầu hỏa.
(3) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được Cu ở anot.
(4) Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe.
(5) Kim loại Fe có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 25:
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
-
Câu 26:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra khí NO?
-
Câu 27:
Tiến hành thí nghiệm khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là:
-
Câu 28:
Nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh có số điện tích hạt nhân là 16. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là:
-
Câu 29:
Số đồng phân cấu tạo amin bậc 2 của C4H11N là:
-
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong peptit mạch hở amino axit đầu N có nhóm NH2
(b) Dung dịch Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(c) 1 mol Val-Val-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol HCl.
(d) 1 mol Val-Glu tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol KOH.
(e) Thủy phân hoàn toàn protein thu được các amino axit.
(f)Dung dịch protein có phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 31:
Cho sơ đồ phản ứng:
\(\begin{gathered} X + {H_2}{\text{ du}}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}Y \hfill \\ Y + Na\xrightarrow{{}}CH{}_3 - CH{}_2 - C{H_2} - ONa + {H_2} \hfill \\ \end{gathered} \)
Số chất X (mạch hở, có cấu tạo bền) thỏa mãn sơ đồ trên là:
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit đun nóng.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nhưng chúng không phải đồng phân của nhau.
(3) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc glucozơ liên kết với nhau.
(4) Thủy phân đến cùng amylopectin, thu được hai loại monosaccarit.
(5) Dung dịch fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Saccarozơ là một polisaccarit.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 33:
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
-
Câu 34:
Poli vinyl clorua (PVC) được điều chế từ?
-
Câu 35:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh, để ngoài không khí chuyển sang màu nâu đỏ. Chất X là
-
Câu 36:
Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
-
Câu 37:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
-
Câu 38:
Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là
-
Câu 39:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng cách dùng CO khử oxit của nó?
-
Câu 40:
Kim loại Mg không tác dụng được với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường?