Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Thanh Khê
-
Câu 1:
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?
-
Câu 2:
Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?
-
Câu 3:
Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?
-
Câu 4:
Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
-
Câu 5:
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên
-
Câu 6:
Cho các dữ liệu sau:
1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại.
3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.
-
Câu 7:
Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là
-
Câu 8:
Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?
-
Câu 9:
Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
-
Câu 10:
Hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết từ năm 2000 có ý nghĩa gì?
-
Câu 11:
Trong những năm 1950-1953, hai miền bán đảo Triều Tiên ở trong tình thế
-
Câu 12:
Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?
-
Câu 13:
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?
-
Câu 14:
Quốc gia và vùng lãnh thổ nào dưới đây không được mệnh danh là “con rồng” kinh tế của châu Á?
-
Câu 15:
Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
-
Câu 16:
Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?
-
Câu 17:
Ý nào sau đây không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?
-
Câu 18:
ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?
-
Câu 19:
Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?
-
Câu 20:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?
-
Câu 21:
Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của
-
Câu 22:
Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
-
Câu 23:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?
-
Câu 24:
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?
-
Câu 25:
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
-
Câu 26:
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
-
Câu 27:
Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?
-
Câu 28:
Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?
-
Câu 29:
Loại vũ khí nào sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?
-
Câu 30:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?
-
Câu 31:
Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
Câu 32:
Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
Câu 33:
Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
-
Câu 34:
Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
-
Câu 35:
Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?
-
Câu 36:
Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
-
Câu 37:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào?
-
Câu 38:
Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?
-
Câu 39:
Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
-
Câu 40:
Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?