1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Côn trùng trung gian truyền bệnh dịch hạch là:
A. Tất cả các loại bọ chét
B. Xenopsylla Cheopis
C. Động vật gậm nhấm hoang dại
D. Ruồi hút máu
-
Câu 2:
Viêm não Nhật bản là bệnh có thể dự phòng có hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Trong dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, bệnh nhân thường sưng hạch toàn thân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Triệu chứng lâm sàng nổi bật của thời kỳ toàn phát bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình là, ngoại trừ:
A. Từ mê sảng, kích thích, u ám lúc đầu dần dần bệnh nhân di vào hôn mê sâu dần
B. Rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở, mạch nhanh và yếu
C. Tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp làm cho bệnh nhân nằm co quắp
D. Trì trệ về tâm thần
-
Câu 5:
Miễn dịch trong bệnh tả tương đối bền vững:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Giai đoạn toàn phát của bệnh uốn ván kéo dài bởi vì:
A. ệnh nhân bị co cứng cơ toàn thân
B. uốn ván là một bệnh rất nặng
C. vết thương không được xử lý tốt
D. độc tố Tetanospasmin gắn vào thần kinh rất bền
-
Câu 7:
Virus cúm bao gồm:
A. Có 3 type kháng nguyên A, B, C và cả ba đều gây thành dịch lớn
B. Có 2 kháng nguyên Hemaglutinin (H) và Neuraminidase (N)
C. Có đường kính từ 60 - 80 nm
D. Có genome gồm nhiều đoạn DNA chuỗi đơn
-
Câu 8:
Ở người già, điều trị muộn, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Khỏi trong vòng một tuần
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Chuyển sang thể nặng
D. Dễ xuất hiện các biến chứng như thủng ruột, hoại tử ruột. . .
-
Câu 9:
Biện pháp đề phòng nhiễm trùng huyết do tụ cầu ngoại trừ:
A. Không sử dụng kháng sinh bừa bãi làm xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc
B. Tuyệt đối vô trùng trong các thủ thuật
C. Giáo dục cho cộng đồng có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt
D. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể
-
Câu 10:
Điều trị nhọt tụ cầu ở da thông thường:
A. Sát trùng vùng da có thương tổn và làm vệ sinh
B. Làm sạch vết thương vùng da có thương tổn, nếu có nguy cơ tái đi tái lại nên dùng kháng sinh họ Cephalosporin thế hệ 1
C. Phải điều trị triệt để tránh biến chứng với Gentamycin + Peniciline
D. Cách ly và làm vệ sinh vùng thương tổn
-
Câu 11:
Tất cả các ban đều có nguyên nhân do viêm mao mạch dưới da:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Dấu hiệu nổi bật nhất thường xuất hiện trong viêm gan vi rút cấp có triệu chứng là:
A. Mệt mỏi, uể oải
B. Chán ăn
C. Đầy bụng, khó tiêu mỗi lần ăn
D. Đau bụng
-
Câu 13:
Bệnh thương hàn còn là vấn đề sức khoẻ của nhân dân các nước đang phát triển?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Hiện tượng viêm tại chổ không có sự tham gia của:
A. Interleukin 1
B. Interleukin 6
C. Interleukin 8
D. Interleukin 10
-
Câu 15:
Thời gian ủ bệnh (ngày) của viêm gan vi rút A là:
A. 15 -160
B. 15 - 45
C. 14 -60
D. 30 -180
-
Câu 16:
Triệu chứng thực thể trong giai đoạn toàn phát của viêm gan vi rút cấp thường được phát hiện:
A. Tình trạng nhiễm trùng , nhiễm độc
B. Toàn trạng thường tốt, gan hơi to và đau nhẹ, lách có thể hơi to
C. Dấu hiệu tăng áp tĩnh mạch cửa
D. Dấu giãn mạch hình sao
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây làm dễ cho nhiễm khuẩn da nhất:
A. Tắc các tuyến mồ hôi
B. Thiếu bacteriocin do vi khuẩn chí tiết ra
C. Thừa các acid béo ở da làm cho da nhờn
D. Có vết cắn của động vật ở da
-
Câu 18:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 19:
Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, nó tác động lên tác nhân gây bệnh là:
A. Vi rút
B. Nấm
C. Ký sinh trùng
D. Vi khuẩn
-
Câu 20:
Dấu hiệu hô hấp sau không do tác nhân gây bệnh của bệnh sốt mò gây ra:
A. Ho khạc đàm xanh
B. Biểu hiện viêm phế quản nhẹ
C. Thở nhanh nhưng không nghe ran phế nang
D. Bệnh nhân ho khạc có khi có ít máu bầm dính đờm
-
Câu 21:
Để đạt hiệu quả điều trị bệnh thương hàn cao, thầy thuốc dựa vào đặc điểm sau để chọn kháng sinh:
A. Thuốc có nồng độ đỉnh rất sớm trong máu
B. Thời gian bán huỷ của thuốc dài
C. Thuốc ngấm vào nội bào tốt
D. Đạt nồng độ cao ở trong mật.
-
Câu 22:
Đứng trước một bệnh nhân sốt có thể do nhiễm trùng máu:
A. Ta cấy máu ngay, sau đó có thể tiến hành dùng kháng sinh theo kiến thức về vi khuẩn đang nghi ngờ gây bệnh
B. Chờ kết quả cấy máu rồi dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ
C. Chỉ cấy máu khi trong cơn sốt bệnh nhân có biểu hiện rét run
D. Cấy máu khi các xét nghiệm khác không cho phép chẩn đóan được bệnh
-
Câu 23:
Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ:
A. Nên dùng ngay kháng sinh mới để vi khuẩn ít đề kháng
B. Chờ kết quả kháng sinh đồ
C. Có tính chất diệt khuẩn và đi qua màng não tốt
D. Nên dùng liều cao
-
Câu 24:
Giai đoạn hữu tính của Plasmodium xảy ra trong cơ thể người:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Các triệu chứng nặng của bệnh uốn ván là do hai độc tố hemolysin và tetanospasmin gây ra?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Trong những triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là tiền triệu có giá trị của bệnh dại:
A. Viêm tấy vùng bị cắn, kèm theo hạch vùng
B. Có cảm giác lạ ở tại chỗ và quanh vết cắn
C. Rung giật các cơ
D. Sợ nước
-
Câu 27:
Những biến đổi nào sau đây không thấy ở những hồng cầu mang KSTSR:
A. Trên bề mặt hồng cầu xuất hiện những trụ lồi
B. Màng hồng cầu không còn mềm mại
C. Tăng khả năng trao đổi khí với tổ chức
D. Màng hồng cầu tăng tính thấm đối với Natri
-
Câu 28:
Một bệnh nhân thương hàn nghi có thủng ruột, để chẩn đoán nên chọn xét nghiệm nào sau đây:
A. Công thức máu
B. Hematocrit
C. Chụp X quang bụng
D. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
-
Câu 29:
Để dự phòng viêm màng não do não mô cầu cho trẻ > 2 tuổi có tiếp xúc với mầm bênh, ngoài chủng ngừa cần phải:
A. Uống Rifampicine liều duy nhất 5mg/kg x 2 lần /ngày
B. Cắt Amygdales
C. Uống kháng sinh khi bị viêm mũi họng
D. Tránh để trẻ nhiễm lạnh
-
Câu 30:
Triệu chứng lâm sàng thời kỳ khới phát bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình không có triệu chứng sau:
A. Đau đầu , đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn
B. Liệt mềm 2 chân
C. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ , rối loạn sự vận động nhãn cầu
D. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức, phản xạ gân xương tăng
-
Câu 31:
Các dấu lâm sàng gợi ý để chẩn đoán bệnh nhân đã sốc nhiễm khuẩn bao gồm:
A. Sốt hoặc hạ thân nhiệt
B. Hạ huyết áp kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn
C. Thở nhanh, nhịp tim nhanh
D. Rối loạn tâm thần cấp tính
-
Câu 32:
Trong sốt rét, triệu chứng vàng mắt vàng da thường rõ trong thể lâm sàng nào sau đây?
A. Thể thông thường
B. Thể ác tính
C. Thể nặng
D. Thể đái hemoglobine
-
Câu 33:
Thời gian ủ bệnh của bệnh dại phụ thuộc vào:
A. Tuổi của bệnh nhân
B. Vị trí xâm nhiễm của virut
C. Vết thương bị nhiễm có họai tửí hay không
D. Vết thương có bội nhiễm hay không
-
Câu 34:
Xử trí ban đầu sau đây là thích hợp nhất cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi nghi sốt dengue xuất huyết với sốt 3805c, mạch 84 lần/phút:
A. Cho uống ORS
B. Dùng paracetamol
C. Đắp khăn mát
D. Truyền Ringer’s lactate
-
Câu 35:
Lâm sàng bệnh tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mữa - đi cầu xối xã - rối loạn nước điện giải
B. Nôn mữa - đi cầu xối xã - sốt - choáng kiệt nước
C. Nôn mữa - đi cầu xối xã - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước nhanh