1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Chọn câu đúng về các thành phần của tủy xương ở thời kì sau sinh:
A. Gồm 3 thành phần: tủy đỏ, tủy vàng, tủy trắng
B. Tủy vàng là vùng tạo máu nhiều nhất
C. Tủy trắng là tổ chức mỡ
D. Tủy đỏ chứa nhiều tế bào máu đang biệt hóa và trưởng thành
-
Câu 2:
Tube sodium citrate (C6H5Na3O7) chứa mẫu máu trên lâm sàng có màu gì?
A. Màu xanh dương
B. Màu xanh lá
C. Màu đen
D. Màu đỏ
-
Câu 3:
Nội dung đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa đáp ứng miễn dịch:
A. Khả năng phân biệt giữa kháng nguyên của cơ thể với các kháng nguyên lạ
B. Các kháng thể được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản xuất chính kháng thể đó
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 4:
Lympho T nhận diện kháng nguyên bằng cách nào?
A. Thụ thể bề mặt
B. Hóa chất trung gian
C. Kháng thể
D. Bổ thể
-
Câu 5:
D-Dimer tăng trong truong hợp nào:
A. Thiếu máu
B. Ung thư
C. Giảm tiểu cầu
D. A và B đúng
-
Câu 6:
Những điều không nên làm sau khi cho máu 24 giờ, chọn câu sai:
A. Làm việc trên cao
B. Làm việc nặng
C. Uống nhiều nước
D. Cử động mạnh tay lấy máu
-
Câu 7:
Nguyên tắc truyền máu hiện đại là?
A. Chỉ sử dụng chế phẩm máu mà người bệnh cần
B. Truyền máu toàn phần cho bệnh nhân
C. a,b đúng
D. a,b sai
-
Câu 8:
Một bệnh vào viện vì mệt kéo dài, được chuẩn đoán là hội chứng thiếu máu mạn mức độ nặng. hôm nay bệnh nhân được chỉ định truyền đơn vị máu thứ 3. Khi bắt đầu truyền khoản 20 phút bệnh nhân xuất hiện phản ứng khi truyền máu, xử trí tiếp theo:
A. Ngừng truyền máu ngay lập tức
B. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân
C. Tiếp tục truyền nếu những dấu hiệu phản ứng trên bệnh nhân không tăng thêm
D. Tiếp tục truyền do chỉ ngưng khi xuất hiện các phản ứng nặng nề
-
Câu 9:
Cytokine là:
A. Những acid béo
B. Những acid amin
C. Những protein
D. Những chất vô cơ
-
Câu 10:
Thời kì sơ sinh cơ quan nào tham gia tạo máu?
A. Tủy xương
B. Gan
C. Lách
D. Cả a, b đúng
-
Câu 11:
Tác nhân gây nhiễm trùng do truyền máu:
A. HIV
B. HBV
C. HCV
D. Tất cả điều đúng
-
Câu 12:
Khối hồng cầu được truyền:
A. Truyền chậm nhỏ giọt tĩnh mạch
B. Làm lạnh trước khi truyền
C. Làm nóng trước khi truyền
D. Pha loãng trước khi truyền
-
Câu 13:
Lympho B có vai trò:
A. Trình diện kháng nguyên
B. Bắt giữ và xử lý các kháng nguyên đơn giản
C. Hoạt hóa lympho T
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 14:
Khi tiến hành lấy máu mao mạch ta cần:
A. Chuẩn bị bệnh nhân
B. Chọn vị trí lấy máu và lấy máu
C. Đối chiếu thông tin bệnh nhân, xét nghiệm được chỉ định và phương pháp lấy mẫu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Tube chứa mẫu máu thực hiện các xét nghiệm co cục máu, tìm tế bào Hargraves là:
A. Tube EDTA
B. Tube Sodium Citrate
C. Tube Heparin
D. Tube thủy tinh
-
Câu 16:
Bệnh nhiễm trùng được sàng lọc trong ngân hàng máu, chọn câu sai:
A. Giang mai
B. Nhiễm trùng huyết
C. HBV
D. Sốt rét
-
Câu 17:
Cho máu bằng máy gạn tách có thể cho các thành phần, chọn câu sai:
A. Huyết tương, tiểu cầu, bạch cầu
B. Tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu
C. Bạch cầu, hồng cầu, tế bào gốc
D. Tất cả đều sai
-
Câu 18:
Chế phẩm cung cấp đầy đủ các tế bào máu:
A. Huyết tương tươi toàn phần
B. Huyết tương tươi đông lạnh
C. Máu toàn phần
D. Huyết thanh
-
Câu 19:
Tỷ lệ HBA2 đạt trạng thái ổn định vào giai đoạn:
A. 4 tháng tuổi
B. 6 tháng tuổi
C. 1 tuổi
D. 5 tuổi
-
Câu 20:
Lysosom diệt khuẩn gram (-):
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Lớp dưới nội mạc được tạo thành từ các đại phân tử nào?
A. Collagen
B. Elastin
C. Fibronectin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Bệnh nhân thiếu máu nặng chủ yếu do?
A. Giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố
B. Giảm tiểu cầu và huyết sắc tố
C. Giảm bạch cầu và huyết sắc tố
D. Tất cả các câu trên sai
-
Câu 23:
Khi cha và mẹ đều là Rh (D) dương, các con sẽ có nhóm máu:
A. Toàn là Rh (D) dương
B. Toàn là Rh (D) âm
C. Có thể có cả Rh (D) âm và Rh (D) dương
D. 50% con là Rh (D) âm và 50% con là Rh (D) dương
-
Câu 24:
Khi thành mạch bị tổn thương cơ chế cầm máu được khởi động khi nào?
A. Sau khi bộc lộ lớp collagen
B. Sau hiện tượng co mạch
C. Ngay lập tức khi thành mạch bị tổn thương
D. Sau khi tiểu cầu được hoạt hóa
-
Câu 25:
Tác dụng của yếu tố KIT ligand:
A. Kích thích lympho tiền B
B. Kích thích tăng sinh CFU-GM
C. Tăng sinh dưỡng bào
D. Cảm ứng quá trình thoái triển của khối u
-
Câu 26:
Quá trình biệt hóa dòng bạch cầu mono theo thứ tự đúng là?
A. CFU-GM => tế bào tiền thân dòng mono => nguyên bào mono => Tiền mono => bạch cầu mono trưởng thành
B. CFU-GM => tế bào tiền thân dòng mono => Tiền mono => nguyên bào mono => bạch cầu mono trưởng thành
C. CFU-GM => nguyên bào mono => tế bào tiền thân dòng mono => Tiền mono => bạch cầu mono trưởng thành
D. CFU-GM => tế bào tiền thân dòng mono => bạch cầu mono trưởng thành => nguyên bào mono => Tiền mono
-
Câu 27:
Enzyme có vai trò thủy phân ADP thành AMP:
A. Adenynate kinase
B. Phosphatase
C. Adenosine
D. Prostacyclin synthetase
-
Câu 28:
Quá trình tổng hợp globin xảy ra trong bào quan nào?
A. Bào tương
B. Màng tế bào
C. Nhân
D. Ti thể
-
Câu 29:
Sau các can thiệp ngoại khoa thì sau bao lâu có thể cho máu?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 112 tháng
-
Câu 30:
Khi tay bệnh nhân có đường truyền tĩnh mạch:
A. Lấy máu qua đường truyền
B. Lấy máu ở tay đối diện
C. Lấy máu ở đầu xa, cách kim truyền 20 cm
D. Lấy máu ở đầu gần, cách kim truyền 20 cm
-
Câu 31:
Phản ứng tán huyết cấp xảy ra ngay sau khi truyền máu là do nguyên nhân nào sau đây:
A. Do quá tải tuần hoàn khi truyền máu tốc độ nhanh
B. Do bệnh lý chống ghép ký chủ vì hồng cầu không được tia xạ
C. Do sự lây nhiễm virus trong đơn vị truyền máu
D. Do hồng cầu người cho và huyết tương bệnh nhân không phù hợp
-
Câu 32:
Quá trình đông máu là quá trình hình thành sợi huyết?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Khoảng cách giữa những lần cho máu và các sản phẩm máu. Chọn câu sai?
A. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp cho máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần
B. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp cho huyết tương hoặc cho tiểu cầu bằng gạn tách là 2 tuần
C. Cho bạch cầu hạt trung tính hoặc cho tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá 3 lần trong 14 ngày
D. Trường hợp xen kẽ cho máu toàn phần và cho các thành phần máu khác nhau ở cùng 1 người cho máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần cho được xem xét theo loại thành phần máu đã cho trong lần gần nhất
-
Câu 34:
Bệnh nhân hemophilia A có:
A. INR cao
B. PT kéo dài
C. aPTT kéo dài
D. TS kéo dài
-
Câu 35:
Thiếu máu nặng đơn thuần, chỉ định truyền:
A. Khối tiểu cầu
B. Khối hồng cầu
C. Lactat Ringer
D. Máu toàn phần
-
Câu 36:
Muốn phát triển các lĩnh vực chuyên sâu như tim mạch, hồi sức cấp cứu, gan- mật, thận- tiết niệu, lâm sàng huyết học, nhi khoa, ghép tạng, ….Cần làm gì:
A. Đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại
B. Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại
C. Xây dựng một ngân hàng máu chất lượng cao
D. Tập trug nghiên cứu khoa học
-
Câu 37:
Hoocmone nào điiều hòa biệt hóa và tăng sinh tiểu cầu?
A. Thrombopoietin
B. Androgen
C. GH
D. Insulin
-
Câu 38:
Yếu tố kích thích tạo cụm tế bào dòng bạch cầu hạt và mono:
A. G-CSF
B. GM-CSF
C. TPO
D. EPO
-
Câu 39:
Tỉ lệ các hemoglobin bắt đầu đạt trạng thái ổn định vào giai đoạn nào?
A. Sơ sinh
B. 2 tháng
C. 1 tuổi
D. 5 tuổi và người lớn
-
Câu 40:
Phát biểu đúng về: Bộ phận người cho máu trong phần truyền máu
A. Vận động cho máu
B. Lập kế hoạch cung cấp người cho máu
C. Tư vấn sức khỏe
D. Tất cả đều đúng