150+ câu trắc nghiệm môn SPSS
Chia sẻ hơn 150+ câu trắc nghiệm môn SPSS có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về phân loại, mã hóa và nhập liệu, phân tích định lượng kiểm định, định lượng hồi quy tuyến tính,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Để chọn một tập hợp nhỏ các bản ghi, ta dùng thực đơn lệnh:
A. Data/ select cases
B. Tranform/ compute
C. Transform/ recode/ into different variables
D. Tranform/ recode/ into same variables
-
Câu 2:
Khi tính mối tương quan r, chính là tìm mối tương quan giữa:
A. Biến danh mục và biến rời rạc;
B. Biến định lượng và biến định tính;
C. Biến liên tục và biến rời rạc.
D. Hai biến định lượng liên tục;
-
Câu 3:
Tìm các giá trị lỗi hoặc các mã hóa sai sót / không mong đợi bằng cách:
A. Sử dụng bảng phân bố tần suất.
B. Khảo sát sự liên quan logic giữa hai hay các biến với nhau.
C. Sử dụng bảng phân bố tần suất hoặc khảo sát sự liên quan logic giữa hai hay các biến với nhau.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Chức năng của Recode into different variables:
A. Mã hóa lại giá trị của nhiều biến thành một biến
B. Mã hóa lại giá trị của một biến và đè lên biến cũ
C. Mã hóa lại giá trị của một biến và tạo ra biến mới
D. Mã hóa lại giá trị tập hợp biến
-
Câu 5:
So sánh giá trị trung vị của hai nhóm:
A. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / Independent-Sample
B. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / 2 Related Samples
C. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / K Independent Samples
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Khi so sánh một giá trị trung bình cho 2 nhóm độc lập, ta thực hiện lệnh:
A. Analyse/ Compare means/ One-way ANOVA
B. Analyse/ Compare means/ Pair sample T-test
C. Analyse/ Compare means/ One sample T-test
D. Analyse/ Compare means/ Independent sample T-test
-
Câu 7:
Để kiểm định giá trị trung bình của 1 biến định lượng liên tục [chiều cao] với biến giới tính [nam và nữ ] thì biến phụ thuộc là biến giới tính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Để xác định mối liên quan giữa các biến với nhau, chúng ta xác định biến số độc lập rồi đưa vào hàng và biến số phụ thuộc đưa vào cột. Vậy chúng ta chạy tỷ lệ % theo:
A. Chạy tỷ lệ % theo hàng
B. Chạy tỷ lệ % theo cột
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
-
Câu 9:
Cây nào sau đây là sai? So sánh gia trị P với mức ý nghĩa \(\alpha\).
A. Nếu giá trị P > mức ý nghĩa \(\alpha\) (P < 0,05) không bác bỏ giả thuyết Ho
B. Nếu giá trị P > mức ý nghĩa \(\alpha\) (P > 0,05) bác bỏ giả thuyết Ho chấp nhận H1
C. Nếu giá trị P < mức ý nghĩa \(\alpha\)(P < 0,05) bác bỏ giả thuyết Ho
D. Nếu giá trị P > mức ý nghĩa \(\alpha\) (P < 0,05) không đủ bằng chứng chấp nhận Ho
-
Câu 10:
Gồm các biến định lượng đúng:
A. Cân nặng, chiều cao, hình dáng
B. Cân nặng, số con, số trứng
C. Cân nặng, nghề nghiệp, chiều cao
D. Cân nặng, chiều cao, giới tính
-
Câu 11:
Để kiểm định 2 giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập ta dùng thực hiện các bước?
A. Chọn Analyse / Descriptive Statistics / Frequencies
B. Chọn Analyse / Descriptive Statistics/ Descriptives
C. Chọn Analyse/ Compare means/ Independents- sample – t test
D. Chọn Analyse/ Compare means/ Mean
-
Câu 12:
Khi mở file daithaoduong. Sav vào Analze/ descriptive/ frequencies chọn biến GIOI chuyển sang variable(s) kết quả hiện trên OUTPUT như sau. Ý nghĩa của Frequency:
A. Cho biết tần số xuất hiện của biến
B. Giá trị phần trăm hợp lệ của biến
C. Giá trị phần trăm tích lũy của biến
D. Giá trị % xuất hiện của biến
-
Câu 13:
Cách kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến định lượng:
A. Vẽ hình chuông phân phối
B. Dùng kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov
C. Cả a và b đúng
D. Trong a và b ít nhất một đáp án đúng
-
Câu 14:
Để thể hiện khoảng tứ vị trong bảng giá trị của biến định lượng không phân phối chuẩn, ta:
A. Bỏ tích tất cả
B. Tích vào Statistics
C. Tích vào S.E. mean
D. Tích vào Quartiles
-
Câu 15:
Có mấy cách kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến định lượng trong SPSS:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Trong thao tác phân tích tầng ở biến định tính ta sử dụng số biến là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Các trường hợp không có độ tin cậy 95%, ta tính các giá trị của một biến định lượng bằng cách:
A. Analyse / Reports / Case Summaries
B. Analyse / Descriptive Statistics / Case Summaries
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
-
Câu 18:
Để tạo biểu đồ dạng cột sử dụng thực đơn nào sau trong SPSS:
A. Graphs/legacy Dialogs/Histogra
B. Graphs/legacy Dialogs/Bar
C. Graphs/legacy Dialogs/Pie
D. Graphs/legacy Dialogs/columer
-
Câu 19:
RR có đặc điểm:
A. Là tỷ chênh
B. Đo lường sự kết hợp trong nghiên cứu đoàn hệ
C. RR=ad/bc
D. RR > yếu tô phơi nhiễm là yếu tố bảo vệ
-
Câu 20:
Để mô tả mối liên quan giữa biến nghề nghiệp và tuổi (một biến định lượng liên tục) ta dùng thực đơn lệnh nào sau đây:
A. Analyse/ descriptive statistics/ crosstabs
B. Analyse/ descriptive statistics/ frequencies
C. Analyse/ report/ frequencies
D. Analyse/ report/ case summeries
-
Câu 21:
Trong chương trình EpiData, để khai báo bộ câu hỏi ta sử dụng công cụ tiến trình nào sau đây?
A. Define Data
B. Define .QES
C. Make Data File
D. Enter Data
-
Câu 22:
Để xuất tiếng việt ra cửa sổ output trong SPSS ta cần thực hiện:
A. Chọn font VNI-WINDOWS trong mục view/font tại cửa sổ variable view
B. Chọn edit/options/pivot table chọn font boxed vni helve condense.tlo
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 23:
Hệ số tương quan dùng để xác định mức độ tương quan giữa:
A. Hai biến định tính
B. Một biến định lượng với một biến định tính
C. Hai biến định lương
D. Nhiều biến định lượng
-
Câu 24:
Các tên biến dưới đây đúng quy tắc, ngoại trừ:
A. SerotOnin
B. His_tamin
C. Tirosin
D. Renin-AgiotensinII
-
Câu 25:
Trong SPSS, giá trị khuyết được mặc định bằng dấu:
A. Dấu hỏi(?)
B. Dấu chấm (.)
C. Dấu gạch ngang (-)
D. Dấu sao (*)