180 câu trắc nghiệm Xã hội học
Tổng hợp 180 câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Khoa học xã hội. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử.... Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Xã hội hóa là:
A. Quá trình đứa trẻ học được từ bố mẹ cách sử sự đối với mọi người xung quanh.
B. Quá trình mà trong đó chúng ta có thể học hỏi và tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội.
C. Quá trình cá nhân chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội chứ không tham gia vào quá trình sáng tạo ra các kinh nghiệm xã hội.
D. Quá trình hai mặt: một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội ; mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.
-
Câu 2:
Tính khách quan và có bằng chứng là điều bắt buộc đối với riêng ngành xã hội học
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Nội dung này không phải là đặc điểm cơ bản của chuẩn mực chính trị:
A. Chỉ giữ được vai trò, hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định
B. Phải thông qua con đường pháp luật để thể hiện vai trò, tác dụng và hiệu lực của nó
C. Thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, được các thành viên của nó thừa nhận, tuân thủ và thực hiện một cách tự nguyện
D. Chỉ giữ được vai trò, hiệu lực trong một giai đoạn lịch sử nhất định
-
Câu 4:
Xã hội học tội phạm là một ngành xã hội học?
A. Chuyên biệt nghiên cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và phương hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong xã hội
B. Chuyên biệt nghiên cứu những qui luật của quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm trong xã hội, các nguyên nhân và điều kiện làm xuất hiện hiện tượng tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm
C. Là hiện tượng xuất hiện trong xã hội có giai cấp, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng và định tính của nó, đồng thời có tính độc lập tương đối
D. Là hiện tượng xã hội-pháp lý luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong một xã hội nhất định và ở một thời kỳ nhất định
-
Câu 5:
Sự tiến hóa luôn theo sau bởi sự thay đổi về phong cách sống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Lý thuyết tương tác biểu trưng quan tâm xã hội ở cấp độ vi mô, nghĩa là:
A. Quan tâm đến các biểu hiện xã hội ở quy mô rộng biểu thị đặc điểm xã hội như một tổng thể
B. Quan tâm các mẫu tương tác xã hội ơ quy mô bối cảnh xã hội cụ thể, thường nhật, hay phản ứng của con người
C. Xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục, biến đổi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau
D. Không xem xã hội như một hệ thống trừu tượng
-
Câu 7:
Yếu tố không phải là tính chất cơ bản của dư luận xã hội?
A. Tính thực tiễn
B. Tính khuynh hướng
C. Tính Lan truyền
D. Tính lợi ích
-
Câu 8:
Hành vi sai lệch - thụ động – tiêu cực?
A. Là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp đang phổ biến, thịnh hành và được công nhận rộng rài trong xã hội
B. Là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp
C. Là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp đang phổ biến, thịnh hành và được Nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rài
D. Là hành vi vô ý không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật
-
Câu 9:
Nhà lý thuyết nào có cống hiến cho sự khởi đầu của lý thuyết tương tác?
A. Karl Marx
B. Talcott Parsons
C. Robet Merton
D. Georg Simel
-
Câu 10:
Những khuôn mẫu âm thanh chứa đựng những thông tin gắn liền nhau, được con người sử dụng để truyền đạt và giáo dục cho nhau được gọi là:
A. Ngôn ngữ viết
B. Ngôn ngữ nói
C. Hành vi không lời
D. Chữ tượng hình
-
Câu 11:
Ai là người quan niệm xã hội gồm có hai thành phần: tĩnh học xã hội (statical society) nghiên cứu cơ chế xã hội trong trạng thái tĩnh và động học xã hội (dynamic society) nghiên cứu xã hội trong trạng thái vận động liên tục:
A. Emile Durkheim
B. August Comte
C. Karl Marx
D. Herbert Spencer
-
Câu 12:
Môn khoa học xã hội nào quan tâm đến các vấn đề cá nhân:
A. Tâm lý học
B. Chính trị học
C. Kinh tế học
D. Công tác xã hội
-
Câu 13:
Bước xác định vấn đề nghiên cứu và tên đề tài nằm trong giai đoạn nào?
A. Chuẩn bị
B. Thu thập thông tin
C. Lập dự án
D. Xử lý và phân tích thông tin
-
Câu 14:
Câu phát biểu nào sau đây là sai đối với khái niệm văn hóa:
A. Mang tính chất xã hội, thường không có sẳn, không luôn trùng khớp với ứng xử hiện thực và mang tính chất làm thỏa mãn và thích ứng với môi trường xã hội
B. Có bản tính tích lũy qua thời gian do nội dung của nó có thể truyền đạt lại từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
C. Mỗi cá nhân khi hòa mình vào xã hội luôn phải học hỏi và thích ứng với những quy tắc hay mô hình hành động mới
D. Văn hóa thường không có tính chất thỏa mãn nhu cầu vì các mô hình ứng xử thường đưa ra trái với những phương thức làm thỏa mãn nhu cầu
-
Câu 15:
Theo Walt W. Rostow, sự hiện đại hóa của xã hội trải qua bốn giai đoạn, trong đó giai đoạn có trình độ phát triển khá thô sơ, năng suất hạn chế, mức sống thấp... được gọi là:
A. Giai đoạn truyền thống
B. Giai đoạn cất cánh
C. Giai đoạn săn đuổi sự trưởng thành công nghệ
D. Giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức cao
-
Câu 16:
Nội dung nào không phải là đặc điểm của nhóm xã hội?
A. Rất đông người tập hợp ngẫu nhiên
B. Có mối liên hệ hữu cơ bên trong
C. Là tập hợp các cộng đồng người, được hình thành dựa trên cơ sở các dấu hiệu chung có liên quan đến đời sống xã hội
D. Là những người cùng giai cấp
-
Câu 17:
Nghiên cứu cho thấy người nghèo thường:
A. Phản đối không làm việc
B. Mong muốn trợ cấp xã hội
C. Có kỹ năng cao
D. Muốn có việc làm
-
Câu 18:
Có câu: “Phép vua còn thua lệ làng” Vậy thiết chế nào quan trọng nhất?
A. Gia đình
B. Nhà nước
C. Dòng họ
D. Làng xóm
-
Câu 19:
Sự thay đổi quan trọng nhất trong cuộc đời người trưởng thành thường liên quan đến:
A. Hoạt động giải trí
B. Vai trò trong công việc và gia đình
C. Tôn giáo
D. Truyền thông
-
Câu 20:
Đặc trưng cơ bản của biến đổi phát triển là:
A. Sự chuyển đổi đặc trưng của xã hội sáng hình thức mới
B. Xã hội giữ vững ổn định, đặc biệt là thiết chế chính trị
C. Kinh tế thay đổi hoàn toàn theo một hình thức mới có sự định hướng
D. Biến đổi một cách tự nhiên, không có sự tác động của bất kỳ ai
-
Câu 21:
Theo lý thuyết xung độ, biến đổi xã hội luôn tiêu cực
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Nội dung này không phải là tiêu chí đánh giá “ Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”?
A. Quản lý kiến trúc, quản lý đầu tư, xây dựng theo qui hoạch
B. Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
C. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và qui định của địa phương
D. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao
-
Câu 23:
“Một hệ thống biểu thị đặc điểm bằng sự bất công xã hội, bất cứ bộ phận xã hội nào cũng làm lợi cho một số nhóm người hay so với nhóm người khác, bất công xã hội dựa trên mâu thuẫn thúc đẩy thay đổi xã hội...” được xem là hình ảnh xã hội của lý thuyết nào sau đây?
A. Cấu trúc chức năng
B. Xung đột xã hội
C. Tương tác biểu trưng
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 24:
Chức năng của xã hội học tội phạm khác với chức năng của các ngành xã hội học chuyên biệt khác là?
A. Chức năng nhận thức
B. Chức năng thực tiễn
C. Chức năng giáo dục
D. Chức năng dự báo
-
Câu 25:
Cơ cấu xã hội nào là nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội khác nhau?
A. Cơ cấu nghề nghiệp
B. Cơ cấu giai cấp
C. Cơ cấu lãnh thổ
D. Cơ cấu dân tộc