190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng
Với hơn 190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Luật sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Tái cấp vốn như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
A. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá.
B. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác.
C. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác.
D. Quy định và thực hiện việc Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức cho vay có bảo đảm; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác.
-
Câu 3:
Thế nào là hoạt động ngân hàng?
A. là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
B. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động vay và cho vay, phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ
C. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động về các dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiết kiệm
D. là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động quản lý tiền tệ, hoạt động vay và cho vay trên thị trường tiền tệ
-
Câu 4:
NHNNVN thực hiện chức năng:
A. Quản lý nhà nước về tiền tệ, về hoạt động ngân hàng; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
B. Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
C. Quản lý nhà nước về tiền tệ, về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
D. Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, về hoạt động ngoại hối; đồng thời thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
-
Câu 5:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong đánh giá tổng thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Đề xuất với NHNN Việt Nam chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
B. Yêu cầu TCTD thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng trong 30 ngày, nếu không xong thì chỉ định TC kiểm toán độc lập; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Đề xuất với NHNN Việt Nam chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
C. Yêu cầu TCTD thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Quyết định chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
D. Tự mình thực hiện kiểm toán, rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất của các tổ chức, cá nhân độc lập về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Quyết định chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
-
Câu 6:
Ngân hàng Nhà nước có bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân vay vốn hay không?
A. Không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho ngân hàng xem xét có nên bảo lãnh hay không.
B. Không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn,trừ trường hợp có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
C. Không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp các cá nhân, tổ chức có đề nghị với Thủ tướng Chính phủ.
D. Không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
Câu 7:
Cơ quan nào có quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng?
A. Bộ Tài chính và NHNNVN
B. Thanh tra Nhà nước và Bộ Tài chính
C. NHNNVN
D. NHNNVN và Thanh tra Nhà nước
-
Câu 8:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt?
A. Ban kiểm soát đặc biệt
B. Ngân hàng Nhà nước
C. Bộ Tài chính
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 9:
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Hệ thống thanh toán quốc gia là:
A. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN tổ chức, quản lý, vận hành.
B. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN tổ chức.
C. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN quản lý.
D. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNNVN vận hành.
-
Câu 11:
Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn nghĩa vụ được bảo đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngân hàng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
NHNNVN được xác định có vị trí là:
A. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
B. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
C. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
D. Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
-
Câu 14:
Ở Việt Nam, cơ quan nào xử lý tiền rách nát, hư hỏng?
A. NHNNVN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
B. Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
C. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
D. Bộ Tài chính và NHNNVN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
-
Câu 15:
Việc sử dụng dự trữ ngoại hối của Nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách do cơ quan nào quyết định.
A. Bộ Tài chính
B. Chủ Tịch nước
C. Quốc hội
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 16:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Chính phủ quyết định giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
A. Khi TCTD đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.
B. Khi TCTD mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
C. Khi TCTD hội tụ đủ điều kiện phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
D. Khi TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và cần phải giải thể để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
-
Câu 17:
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là:
A. Giá của một đơn vị tiền tệ của Việt Nam tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài.
B. Giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
C. Giá của tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam.
D. Giá của tiền tệ của Việt Nam tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài.
-
Câu 18:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt cần đáp ứng các điều kiện gì?
A. (i) Thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
B. (i) Thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có TCTD tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
C. (i) Đã có chủ trương hoặc thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có TCTD hoặc nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
D. (i) Đã có chủ trương hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm hoạt động theo pháp luật.
-
Câu 19:
Theo quy định của NHNN, các TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng: tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 7 ngày tiếp theo là?
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 100%.
-
Câu 20:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể áp dụng biện pháp Kiểm soát đặc biệt nhằm mục đích gì?
A. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; (ii) Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và (iii) Duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
B. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; (ii) Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và (iii) Phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
C. (i) Bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của Việt Nam; (ii) Bảo vệ quyền lợi của Chính phủ và (iii) Duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
D. (i) Bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng quốc gia; (ii) Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và (iii) Phục hồi hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng.
-
Câu 21:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án phục hồi được hiểu là gì?
A. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải tự mình khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán.
B. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
C. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
D. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
-
Câu 22:
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân, hộ gia đình.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
A. là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. là cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. là cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Câu 25:
Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
A. Đúng
B. Sai