200+ câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức
Với hơn 214 câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
thuốc giãn cơ nào thích hợp nhất với bệnh nhân có xơ gan nặng:
A. cisatracurium
B. rocuronium
C. vecuronium
D. pancuronium
-
Câu 2:
Khi tiến hành cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương sọ não, bước đầu tiên quan trọng nhất là:
A. Xác định thang điểm Glasgow
B. Hỗ trợ tuần hoàn
C. Chụp phim cột sống cổ
D. Đảm bảo thông thoáng đường thở
-
Câu 3:
Nguy cơ nguy hiểm thường gặp khi dẫn đầu trên bệnh nhân tắc ruột, chọn câu sai?
A. Trào ngược dạ dày thực quản, gây hít sặc
B. Rối loạn huyết động nặng hơn sau khi cho thuốc mê
C. Suy hô hấp nặng hơn sau khi dẫn đầu
D. Tình trạng điện giải vẫn như trước khi chuyển vào phòng mổ
-
Câu 4:
so với gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng thì gây mê toàn thân có điểm gì bất lợi hơn, trừ:
A. có thể gây trào ngược
B. chấn thương vùng cổ
C. bệnh nhân có thể tỉnh lúc phẫu thuật
-
Câu 5:
Những nguyên tắc khi bơm hơi vào ổ bụng, ngoại trừ:
A. bệnh nhân phải ở tư thế nằm ngữa
B. bơm tốc độ chậm 1.5 l/p – 2.5 l/p
C. thể tích bơm 4 – 6 lit
D. áp lực bơm lớn hơn 2 lần huyết áp hệ thống
-
Câu 6:
Bệnh nhân nam có tuổi được đưa vào bệnh viện sau 1/2 giờ tai nạn giao thông, có rối loạn tri giác, HA là 130/80 mmHg, hô hấp bình thường. Glasgow 12 điểm, đồng tử bên phải 5 mm, mất phản xạ ánh sáng, 3 mm bên trái cũn phản xạ ánh sáng. Liệt 1/2 người trái. Bệnh nhân không có chấn thương nào khác. Có thể bệnh nhân bị:
A. Tổn thương sợi trục lan toả
B. Máu tụ dưới màng cứng bên phải
C. Máu tụ dưới màng cứng bên trái
D. Máu tụ hố sau
-
Câu 7:
trẻ được hoãn mổ khi:
A. bố mẹ không đồng ý
B. khóc nhiều
C. đau họng, sốt trên 38oC
D. mệt mỏi
-
Câu 8:
Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim tốt nhất nên mổ phiên sau:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 9:
Cố định cột sống cổ cần tiến hành trong khi đánh giá:
A. Đường thở
B. Tuần hoàn
C. Hô hấp
D. Khiếm khuyết thần kinh
-
Câu 10:
Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân hôn mê:
A. Vỡ thanh quản
B. Vỡ thanh quản
C. Vỡ xương cánh mũi
D. Tụt lưỡi
-
Câu 11:
đánh giá đau ở bệnh nhân gồm:
A. đánh giá cường độ đau
B. đánh giá thời gian đau
C. đánh giá vị trí đau
D. tất cả đáp án trên
-
Câu 12:
tác dụng giảm đau của thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. có cường độ mạnh nhưng không ổn định
B. liều càng cao thì tác dụng càng mạnh
C. không có hiệu quả với đau mạn tính
D. có thể tách rời khỏi tác dụng phụ trên hô hấp
-
Câu 13:
Bù máu và các sản phẩm của máu trong quá trình gây mê nhằm giải quyết vấn đề gì?
A. Đảm bảo thể tích lưu hành nội mạch
B. Đảm bảo khả năng vận chuyển Oxy
C. Đảm bảo chức năng các yếu tố đông máu
D. Tất cả đúng
-
Câu 14:
cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn
-
Câu 15:
Khi người bệnh tím tái, kích thích vật vã và có phù thanh môn thì chỉ định duy nhất để đảm thông khí cho bệnh nhân là gì?
A. Thở oxy qua mặt nạ
B. Bóp bóng ambu có oxy
C. Đặt nội khí quản
D. Mở khí quản
-
Câu 16:
Rocuronium 0,3 mg/kg (TM) có thể thay thế việc sử dụng Succinylcholine để đặt NKQ khi bệnh nhân có dạ dày đầy?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
thuốc có độ mạnh lớn nhất trong các thuốc sau đây là:
A. morphin
B. sufentanil
C. pethidin
D. fentanyl
-
Câu 18:
Trong chăm sóc người bệnh điều dưỡng đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân ngoài chỉ định nào sau đây:
A. Người bệnh hôn mê
B. Xuất huyết tiêu hóa
C. Trướng bụng
D. Sau mổ viêm ruột thừa
-
Câu 19:
nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
A. bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn
B. phụ nữ có thai
C. bệnh nhân nhiễm trùng nặng
D. tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 20:
Gãy thân xương đùi có thể mất lượng máu tới:
A. 1000 ml
B. 1500 ml -2000 ml
C. 750 ml
D. 500 ml
-
Câu 21:
Mục đích chính của thăm khám bệnh nhân trước mổ:
A. DDánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Xem xét làm thêm các xét nghiệm và thăm dò chức năng
C. Phát hiện các bệnh phối hợp
D. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về phẫu thuật
-
Câu 22:
Những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân ngay trên bàn mổ trong phẫu thuật nội soi, ngoại trừ:
A. Rung thất
B. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
C. Thuyên tắc khí
D. Thủng tạng rỗng
-
Câu 23:
Khi người bệnh co giật do thể não, thường được sử dụng thuốc nào để chống cơn con giật:
A. Diazepam
B. Diphenhydramin
C. Methylprenisolon
D. Adrenalin
-
Câu 24:
Những lượng dịch cần Bù trong lúc phẫu thuật là. Chọn câu sai:
A. Nhu cầu căn bản
B. Lượng dịch thiếu hụt
C. Lượng dịch mất không tính được
D. Dịch pha để nuôi ăn tĩnh mạch
-
Câu 25:
phương tiện nào sau không phải là thước đo đơn chiều trong đánh giá đau:
A. thang điểm đau hình đồng dạng (VAS)
B. thang điểm lời nói về cường độ đau
C. thang điểm nét mặt (faces scale)
D. bảng kiểm đau rút gọn