210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án. Nội dung câu hỏi bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, quản lý nhà nước về cạnh tranh... Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Các cơ quan quản lý nhà nước không chịu sự tác động của Luật cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Hai doanh nghiệp được coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:
A. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh.
B. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
C. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực.
D. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hoạt động thực hiện cạnh tranh.
-
Câu 3:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trường hợp nào sau đây các doanh nghiệp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:
A. một bên tham gia tập trung kinh tế bị lỗ 2 năm liên tiếp
B. một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản
C. một bên tham gia tập trung kinh tế thay đổi ngành nghề kinh doanh
D. một bên hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị
-
Câu 4:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không có nhiệm vụ xử lý việc cạnh tranh liên quan tới hành vi nào sau đây:
A. Tập trung kinh tế
B. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
C. Cạnh tranh không lành mạnh
D. Xử lý vị trí thống lĩnh thị trường
-
Câu 5:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ là:
A. việc không thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận dịch vụ.
B. việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
C. cam kết không tham gia thị trường tiêu thụ.
D. buộc khách khách hàng mua hàng hóa.
-
Câu 6:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, yếu tố nào sau đây không phải rào cản gia nhập thị trường?
A. Cung và cầu trên thị trường hàng hóa dịch vụ
B. Tập quán của người tiêu dùng
C. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước
D. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu
-
Câu 7:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, các nhân kinh doanh bị cấm sử dụng các loại chỉ dẫn nào?
A. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
B. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
C. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
D. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
-
Câu 8:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường là:
A. doanh nghiệp đầu ngành
B. doanh nghiệp có thị phần 10% đến 20% trên thị trường liên quan
C. doanh nghiệp nhà nước
D. doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
-
Câu 9:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh là:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
-
Câu 10:
Theo luật cạnh tranh Việt Nam, sáp nhập doanh nghiệp là gì?
A. Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
B. Là việc một doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác và chấm dứt hoạt đọng của doanh nghiệp bị sáp nhập.
C. Là việc một số doanh nghiệp này bị nhập vào một doanh nghiệp khác và chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
D. Là việc một hoặc một số doanh nghiệp này nhập vào doanh nghiệp khác về tài sản, nợ nần, số lao động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập.
-
Câu 11:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trong tập trung kinh tế, mua lại doanh nghiệp là:
A. việc một hoặc một số doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
B. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất
C. việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
D. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
-
Câu 12:
Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, tổng công ty là thỏa thuận của hạn chế cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trường hợp nào sau đây các doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế:
A. thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 10% đến 20% trên thị trường liên quan
B. thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan
C. các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan
D. doanh nghiệp Sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật
-
Câu 15:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với một thành viên hội đồng cạnh tranh?
A. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính
B. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm nghiệp vụ điều tra
C. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
D. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế XHCN
-
Câu 16:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, bí mật kinh doanh là gì?
A. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; Có khả năng áp dụng trong kinh doanh.
B. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; Khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó.
C. Là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: Không phải là hiểu biết thông thường; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
D. Là thông tin có đủ các điều kiện được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.
-
Câu 17:
Trong mọi trường hợp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ trước khi ra quyết định điều tra chính thức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
A. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
B. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng, tuân theo các quy định của Luật Cạnh tranh.
C. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tuân theo Luật Cạnh tranh.
D. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; Tuân theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế về cạnh tranh.
-
Câu 19:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo các nguyên tắc nào:
A. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tuân theo luật cạnh tranh
B. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
C. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, tuân theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế về cạnh tranh
D. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng tuân theo các quy định của luật cạnh tranh
-
Câu 20:
Trong Tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý pháp luật cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm là:
A. phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp Nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm 50% trên thị trường liên quan
B. phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 20% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập
C. phạt tiền của doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành visáp nhập bị cấm vào doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập
D. phát triển doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập
-
Câu 22:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định được hiểu là:
A. Là tỷ lệ phân trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
B. Là tỷ lệ phân trăm giữa doanh sô mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
C. Là tỷ lệ phân trăm giữa doanh thu bán ra / doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh thu / doanh số mua vào tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
D. Là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
-
Câu 23:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trong tập trung kinh tế, hợp nhất doanh nghiệp là:
A. việc một hoặc một số doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
B. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất
C. việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ đề kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
D. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
-
Câu 24:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế là:
A. 120 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
B. 150 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
C. 180 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
D. 01 năm kể từ ngày quyết định điều tra
-
Câu 25:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, đâu là hình thức xử phạt hành chính:
A. tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
B. buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
C. thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
D. cảnh cáo, phạt tiền