244 câu trắc nghiệm Luật bảo hiểm
Với hơn 245 câu hỏi trắc nghiệm Luật bảo hiểm (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quy định sử dụng bảo hiểm, quy định mức trợ cấp, chế độ của bảo hiểm... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Chọn đáp án đúng nhất: Trường hợp nào sau đây NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi đóng BHXH?
A. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền
B. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền
C. Cả hai trường hợp trên
-
Câu 2:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm:
A. Tối đa là ba mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là hai mươi lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
B. Tối đa là mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là năm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
C. Tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 3:
Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà trước khi đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. 22% của 02 lần mức lương cơ sở
B. 20% của 02 lần mức lương cơ sở
C. 18% của 02 lần mức lương cơ sở
D. 24% của 02 lần mức lương cơ sở
-
Câu 4:
Điều kiện hưởng lương hưu:
A. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi, đủ 20 năm đóng BHXH
B. Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đủ 20 năm đóng BHXH
C. Cả a, b đều đúng.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 5:
Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm thất nghiệp:
A. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
B. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Người sử dụng lao động đóng bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
C. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 6:
Một lô hàng chuyên chở bằng đường biển được bảo hiểm với số tiền 10.000USD. Đến cảng đích, do không có cầu làm hàng, tàu phải đậu ngoài biển. Trong thời gian chờ đợi, tàu bị hoả hoạn và hàng bị tổn thất 100%. Vậy chủ hàng sẽ được bồi thường bao nhiêu?
A. 10.000USD
B. 11.000USD
C. 11.000USD + chi phí chữa cháy
D. Không bồi thường vì chậm trễ là rủi ro loại trừ
-
Câu 7:
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:
A. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.
B. Mức hưởng một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình.
C. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 8:
Tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (không bao gồm lao động thuộc lực lượng vũ trang) có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường?
A. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi
B. Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi
C. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi
D. Nam đủ sáu mươi lăm tuổi, nữ đủ sáu mươi tuổi
-
Câu 9:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?
A. Tối đa 90 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
B. Tối đa 180 ngày trong một năm không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
C. Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH
D. Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức cao hơn
-
Câu 10:
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết thì:
A. Nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
B. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
C. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 11:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
A. Một tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
B. Sáu tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
C. Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 12:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện cho mỗi năm đóng từ năm 2014 trở đi như thế nào?
A. 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
B. 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
C. 03 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
D. 04 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
-
Câu 13:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
A. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (kể cả ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
B. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
C. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 14:
Luật BHYT quy định: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động:
A. 5% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định.
B. 4% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy.
C. 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 16:
Tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (không bao gồm lao động thuộc lực lượng vũ trang) có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên?
A. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên
B. Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi
C. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi
D. Nam đủ sáu mươi lăm tuổi, nữ đủ sáu mươi tuổi
-
Câu 17:
Hình thức bồi thường của bảo hiểm hàng hải là:
A. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
B. Thay thế tài sản bị thiệt hại
C. Trả tiền bồi thường
D. Cả ba hình thức trên
-
Câu 18:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi khám thai được quy định như thế nào?
A. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai bảy lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
B. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai chín lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
C. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
D. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ ba ngày cho mỗi lần khám thai
-
Câu 19:
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện được quy định trong Luật BHXH 2014 như thế nào?
A. Nam đủ 50 tuổi, Nữ đủ 45 tuổi; Đủ 15 năm đóng BHXH trở lên
B. Nam đủ 55 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi; Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
C. Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi; Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
D. Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi; Đủ 10 năm đóng BHXH trở lên
-
Câu 20:
Luật BHXH 2014 quy định người lao động nào dưới đây không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017?
A. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
B. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
C. Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 21:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
A. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
B. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 40 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
C. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng năm mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ ba mươi năm trở lên
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 22:
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
A. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí
B. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất
C. Hưu trí, tử tuất d. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc không bao gồm chế độ nào sau đây?
A. Trợ cấp ốm đau
B. Trợ cấp thất nghiệp
C. Hỗ trợ học nghề
D. Hỗ trợ tìm việc làm
-
Câu 24:
Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
A. Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
B. Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
C. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ
D. Cả a,b,c
-
Câu 25:
Vai trò của BHXH đối với người lao động:
A. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế
B. Góp phần điều chỉnh chính sách kinh tế
C. Góp phần trợ giúp cho người lao động khi gặp rủi ro, khắc phục khó khăn thông qua các khoản trợ cấp BHXH.
D. Cả câu a và b đều đúng