278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is John’s bicycle”?
A. 5 âm tiết
B. 6 âm tiết
C. 7 âm tiết
D. 8 âm tiết.
-
Câu 2:
Phụ âm [k], [ng], [g] là:
A. Âm đầu lưỡi
B. Âm cuối lưỡi
C. Âm họng
D. Âm lưỡi quặt.
-
Câu 3:
Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng là:
A. Cơ sở vật lý
B. Cơ sở sinh lý học
C. Cơ sở xã hội
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 4:
Âm tiết khép là những âm tiết:
A. Không vang
B. Vang
C. Bán nguyên âm
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 5:
[i], [e] là những nguyên âm gì?
A. Nguyên âm tròn môi
B. Nguyên âm không tròn môi
C. Nguyên âm cuối lưỡi
D. Nguyên âm cuống lưỡi.
-
Câu 6:
Trong câu Tòa án cho bị cáo một câu ân huệ trước khi chết, từ nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
A. ân huệ
B. chết
C. toà án
D. bị cáo.
-
Câu 7:
Con ngựa bất kham của lớp, sơn ca của cha, họa mi của mẹ, thì con ngựa họa mi, sơn ca là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.
-
Câu 8:
Foot - feet; man - men là:
A. Dùng phương thức căn tố
B. Dùng phương thức phụ tố
C. Dùng phương thức thay căn tố
D. Dung phương thức đồng âm.
-
Câu 9:
Không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp là đặc điểm của:
A. Thực từ
B. Hư từ
C. Lượng từ
D. Thán từ
-
Câu 10:
Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?
A. Âm tố chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm vị có trong tất cả ngôn ngữ
B. Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm tố có trong tất cả ngôn ngữ.
C. Âm vị có tính chất tự nhiên, âm tố có tính chất xã hội
D. Âm vị cụ thể, âm tố trừu tượng.
-
Câu 11:
Chị líu lo suốt cả ngày, bão gào rú, gió quật từng cơn, người đàn ông gầm gừ, thì líu lo, gào rú, quật, gầm gừ là là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.
-
Câu 12:
Trong tiếng Việt, hai phụ âm nào là phụ âm xát.
A. s, l
B. s, x
C. x, f
D. f, k.
-
Câu 13:
Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì?
A. Quy luật tổ chức, kết hợp âm
B. Chữ viết
C. Hình vị, âm vị, âm tố
D. Sắc thái ngôn ngữ.
-
Câu 14:
Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố.
A. đơn lập
B. chắp dính
C. hòa kết
D. lập khuôn
-
Câu 15:
Âm tiết mở là những âm tiết:
A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
B. Kết thức bằng phụ âm vang
C. Kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Cả A va B đều đúng.
-
Câu 16:
Anh thì giỏi! là câu gì?
A. Câu khẳng định
B. Câu nghi vấn
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định.
-
Câu 17:
Hãy chọn cách miêu tả đúng nguyên âm /o/ trong thang nguyên âm dưới đây.
A. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
B. Nguyên âm khép, hàng trước, tròn môi.
C. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
D. Nguyên âm mở, hàng sau, không tròn môi
-
Câu 18:
Anh có giỏi thì làm trước đi! là câu gì?
A. Câu cảm thán
B. Câu cầu khiến.
C. Câu khẳng định
D. Câu phủ định.
-
Câu 19:
Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì?
A. Cao độ, cường độ, trường độ
B. Cao độ, âm sắc, trường độ
C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc
D. Cả A B C đều sai.
-
Câu 20:
Câu “Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng được phán ánh trong ý thức cộng đồng” dùng để chỉ điều gì?
A. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
B. Ngôn ngữ là một hệ thống
C. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
D. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng
-
Câu 21:
Phụ âm xát:
A. /v/, /ph/, /m/
B. /v/, /ph/, /t/
C. /v/, /ph/, /h/
D. /v/, /h/, /t/.
-
Câu 22:
Câu “Cô ấy hót hay thật”, “hót” là phương thức:
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ.
-
Câu 23:
Từ Trạng nguyên là:
A. Từ cổ
B. Từ vay mượn
C. Từ lóng
D. A và B đúng.
-
Câu 24:
Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng giữa, nguyên âm hàng sau là tiêu chí của:
A. Chuyển động của lưỡi
B. Hình dạng đôi môi
C. Độ mở của miệng
D. Trường độ của âm.
-
Câu 25:
Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng:
A. Tiếng lóng
B. Nhã ngữ
C. Phương ngữ
D. Tiếng Anh.