340 câu trắc nghiệm Logic học
Tracnghiem.net chia sẻ đến các bạn sinh viên bộ 340 câu trắc nghiệm logic học (có đáp án) nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những quy luật, quy tắc của tư duy nhằm đạt tới chân lí. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ba bộ phận cấu thành một chứng minh là gì?
A. Luận cứ, luận đề, lập luận.
B. Diễn dịch, quy nạp, loại suy.
C. Đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận.
D. Dữ kiện, giả thuyết, kiểm chứng.
-
Câu 2:
Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không: "Các doanh nghiệp giỏi không bị phá sản" - "Doanh nghiệp này không bị phá sản" - " Doanh nghiệp này là doanh nghiệp giỏi:
A. Phải có ít nhất một tiền đề là phán đoán chung
B. Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không rút ra được kết luận
C. Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần
D. Có 3 thuật ngữ
-
Câu 3:
Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Tam giác là hình có 3 cạnh”.
A. S+ ; P+
B. S+ ; P-
C. S- ; P+
D. S- ; P-
-
Câu 4:
Có bao nhiêu mệnh đề có quan hệ tương phản với 1 mệnh đề cho trước?
A. Một mệnh đề.
B. Hai mệnh đề.
C. Nhiều mệnh đề.
D. Vô số mệnh đề.
-
Câu 5:
Suy luận: “Nghèo đói thì không học hành được; Không học hành được thì dốt nát; Dốt nát thì không biết cách làm ăn; Không biết cách làm ăn thì lại đói nghèo. Như vậy, đói nghèo lại sinh ra nghèo đói” là đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, vì luẩn quẩn.
B. Sai, vì quá bi quan.
C. Sai, vì trên thực tế không học hành được cũng chưa chắc chắn là dốt nát.
D. Đúng về hình thức, nhưng kết luận sai, vì có tiền đề sai.
-
Câu 6:
Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp lôgích: M+ a P- ; M+ a S-?
A. S+ e P+
B. S- o P+
C. S+ a P-
D. S- i P-
-
Câu 7:
Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ mâu thuẫn?
A. A ↔ O ; ~I ↔ ~E.
B. A ↔ ~O ; O ↔ ~A.
C. A ↔ ~E ; E ↔ ~A.
D. ~I ↔ E? ; ~O ↔ A?.
-
Câu 8:
P nói: “… xin thưa để cho rõ rằng, nếu mọi người đều trở thành học giả hay làm ông lớn cả thì lấy ai đi cày hay buôn bán nữa. Rồi nhân loại chết đói hết”. Q cố bác bẻ: “Nhưng nếu ai cũng đi cày hay đi buôn cả thì còn ai thông hiểu học vấn nữa. Rồi nhân loại dốt hết”. Suy luận rút gọn của P và Q là suy luận gì, có hợp logic không?
A. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, hợp logic.
B. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, hợp logic.
C. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, không hợp logic.
D. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, không hợp logic.
-
Câu 9:
Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là I thì kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I hay A
C. E
D. I
-
Câu 10:
Quy luật phi mâu thuẫn còn được phát biểu như thế nào trong lịch sử logic học?
A. Một sự vật là chính nó.
B. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.
C. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác.
D. Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không thể có trường hợp thứ ba.
-
Câu 11:
“Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng” là phát biểu của quy luật (QL) nào?
A. QL Loại trừ cái thứ ba.
B. QL Phi mâu thuẫn.
C. QL Đồng nhất.
D. QL Lý do đầy đủ.
-
Câu 12:
Thao tác logic đi từ 2 tiền đề có quan hệ logic với nhau để rút ra một phán đoán mới làm kết luận được gọi là gì?
A. Diễn dịch trực tiếp.
B. Quy nạp hoàn toàn.
C. Suy luận gián tiếp.
D. A, B, C đều sai.
-
Câu 13:
Suy luận sau thuộc loại hình mấy? "Một số hàng mỹ phẩm là hàng ngoại nhập" - "Có những hàng mỹ phẩm giá rất cao" -"Một số hàng ngoại nhập giá rất cao":
A. Loại hình 1
B. Loại hình 2
C. Loại hình 3
D. Loại hình 4
-
Câu 14:
“Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic hay không?
A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo, hình thức khẳng định, bớt kết luận, hợp logic.
B. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, bớt kết luận, không hợp logic.
C. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, bớt tiểu tiền đề, hợp logic.
D. Tam đoạn luận, không hợp logic.
-
Câu 15:
Suy luận sau có vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc sau của tam đoạn luận không? "Đường phèn thì ngọt" - "Đường kính không phải là đường phèn" - "Đường kính không ngọt":
A. Có 3 thuật ngữ
B. Các thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không được chu diên trong kết luận
C. Thuật ngữ giữa phải chu diên ở ít nhất một tiền đề
D. Phải có một tiền đề là phán đoán chung
-
Câu 16:
Các yếu tố logic của suy luận là gì?
A. Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.
B. Tiền từ, hậu từ và liên từ logic.
C. Chủ từ, vị từ, hệ từ và lượng từ.
D. Tiền đề, kết luận và cơ sở logic.
-
Câu 17:
Điều kiện cần và đủ để hai phán đoán đơn có quan hệ mâu thuẫn nhau là gì?
A. Khác nhau về chất.
B. Khác nhau về lượng.
C. Khác nhau cả về chất lẫn về lượng.
D. Khác nhau cả về chất, lượng lẫn chủ từ, vị từ.
-
Câu 18:
Trong chứng minh phản chứng chúng ta phải làm gì?
A. CM luận đề sai.
B. CM luận cứ sai vì mâu thuẫn với luận đề.
C. CM mệnh đề mâu thuẫn với luận đề là mệnh đề sai.
D. Chỉ ra không thể thiết lập được mối liên hệ giữa luận cứ với luận đề.
-
Câu 19:
“Có lẽ hôm nay sinh viên lớp ta đang thi môn Logic học” là phán đoán gì?
A. PĐ đặc tính.
B. PĐ thời gian.
C. PĐ tình thái.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 20:
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
A. Vải tơ tằm Việt nam là loại vải đẹp. (S+……………………P+)
B. Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không bị phá sản. (S+……………….P-)
C. Một số hàng việt nam không phải là hàng xuất khẩu. (S- ………………….P+)
D. Phần lớn gạo trên thị trường Việt nam là gạo nội địa. (S-…………………P+)
-
Câu 21:
Muốn định nghĩa khái niệm (KN) đúng, thì KN định nghĩa và KN dùng để định nghĩa phải có quan hệ gì?
A. QH giao nhau.
B. QH lệ thuộc.
C. QH đồng nhất.
D. QH đồng nhất và lệ thuộc.
-
Câu 22:
Trong suy luận diễn dịch hợp logic, nếu khái niệm được chu diên ở tiền đề thì ở kết luận nó có chu diên không?
A. Chu diên.
B. Không chu diên.
C. Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.
D. A, B, C đều sai.
-
Câu 23:
Hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng được gọi là gì?
A. Ý niệm.
B. Khái niệm.
C. Suy tưởng.
D. Phán đoán.
-
Câu 24:
Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ lệ thuộc?
A. A → I ; I? → A.
B. A → I ; I → A?.
C. O → ~E ; E → O.
D. ~I → ~A ; E → O?.
-
Câu 25:
Bổ sung từ còn thiếu để có một câu đúng: “Vấn đề về tính chân lý của tư duy là vấn đề...”.
A. cơ bản của Logic học
B. nói về sự phù hợp của tư tưởng với thực tại
C. nói về sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng
D. cơ bản của mọi hoạt động nhận thức của con người
-
Câu 26:
Cho định nghĩa khái niệm: "Hàng hoá là sản phẩm của lao động”. Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa khái niệm. Hãy chọn phương án đúng:
A. Định nghĩa luẩn quẩn
B. Định nghĩa quá rộng
C. Định nghĩa quá hẹp
D. Không vi phạm quy tắc
-
Câu 27:
Trong các khái niệm sau khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất:
A. Người tiếp thị
B. Nhà kinh doanh
C. Giám đốc doanh nghiệp
D. Người kinh doanh hàng nhập khẩu
-
Câu 28:
Suy luận: “Sinh viên kinh tế nào tốt nghiệp loại giỏi cũng dễ kiếm việc làm. Có một số sinh viên kinh tế không tốt nghiệp loại giỏi. Như vậy có một số sinh viên kinh tế không dễ tìm việc làm” có phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết) không, nếu phải thì nó đúng hay sai, tại sao?
A. Không phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết)
B. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận
C. Sai, vì đại tư không chu diên trong tiền đề, mà chu diên trong kết luận
D. Đúng, vì tuân thủ các quy tắc của tam đoạn luận đơn
-
Câu 29:
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của lớp S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
A. Có những loại hàng hoá là hàng thực phẩm. S-.................P-
B. Có những loại hàng hoá không là hàng thực phẩm. S-.................P-
C. Sinh viên là người có tri thức. S+................P+
D. Không một sinh viên nào không học Triết học. S-.................P+
-
Câu 30:
Xác định cặp khái niệm có quan hệ giao nhau trong các cặp khái niệm sau:
A. Nhà kinh doanh và luật sư.
B. Hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
C. Hàng hoá và hàng Việt Nam.
D. Tiền mặt và séc.