350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Loại tế bào nào đóng vai trò quan trọng nhất trong MD bẩm sinh:
A. Các thực bào
B. Đại thực bào: monocyte, đại thực bào ở hệ thống võng mô.
C. Tiểu thực bào (bạch cầu hạt trung tính)
D. Bạch cầu ái kiềm, tế bào dưỡng bào (Mastocyte)
-
Câu 2:
Bệnh tự miễn cơ quan được phát hiện sơm nhất:
A. Bệnh tan máu tự miễn
B. Bệnh đái tháo đường tự miễn
C. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
D. Ba bệnh phát hiện cùng thời gian
-
Câu 3:
Kháng nguyên PPD được sử dụng trong test tuberculin có bản chất là:
A. vi khuẩn lao sống
B. vi khuẩn lao sống đã làm giảm độc lực
C. vi khuẩn lao chết
D. protein có nguồn gốc từ vi khuẩn lao
-
Câu 4:
Hoạt chất sinh học đóng vai trò chính trong quá mẫn typ I:
A. Histamin, serotonin
B. ECF (hóa hướng động BCái toan), PAF (yếu tố hoạt hóa tiểu cầu)
C. Prostaglandin, leucotrien, thrombosan
D. Phối hợp tất cả các chất trên
-
Câu 5:
Điểm giống nhau chính giữa bệnh tự miễn cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống;
A. Đa số KT là Ig, thường là IgM,IgG
B. Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam
C. Có liên quan đén MHC
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Khi tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu, một phân tử IgG:
A. có thể kết hợp đồng thời với 2 quyết định kháng nguyên có bản chất khác nhau
B. chỉ có thể kết hợp đồng thời với 2 quyết định kháng nguyên giống nhau hoàn toàn
C. chỉ có thể kết hợp với một phân tử kháng nguyên mà thôi
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 7:
Đáp ứng MD tế bào thường gặp khi bị:
A. Nhiễm virus
B. Nhiễm nấm
C. Nhiễm hóa chất
D. Bệnh do yếu tố gây bệnh hoạt động trong tế bào
-
Câu 8:
Cơ chế giảm số lượng TCD4 trong bệnh HIV/AIDS:
A. TCD4 bị ly giải do HIV sinh sôi trong tế bào
B. TCD4 bị ly giải do màng tế bào tăng thấm
C. Hính thành các hợp bào giũa tế bào bị nhiễm và tế bào lành
D. TCD4 bị ly giải do cơ chế tự miễn
-
Câu 9:
Những tế bào nào dưới đây có thể tham gia trực tiếp vào hiện tượng dị ứng do IgE:
A. tế bào plasma
B. tế bào mast
C. bạch cầu ái toan
D. đại thực bào
-
Câu 10:
Một phân tử IgM hoàn chỉnh trong huyết thanh cấu tạo bởi bao nhiêu chuỗi polypeptide:
A. 4
B. 5
C. 10
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là lymphokin:
A. immunoglobulin
B. histamin
C. interleukin-2
D. serotonin
-
Câu 12:
Phù mặt diễn ra nhanh sau khi bị ong đốt thuôc quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào
-
Câu 13:
Chuỗi nặng á tham gia cấu trúc của lớp kháng thể:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
-
Câu 14:
Mục đích của tiêm hoặc cho uống vacxin là:
A. kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống mầm bệnh
B. hình thành các tế bào trí nhớ miễn dịch đối với mầm bệnh
C. kích thích các cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể nói chung
D. A, B đúng
-
Câu 15:
Lympho bào B sau khi tương tác với kháng nguyên và có sự hợp tác của lympho bào T hỗ trợ sẽ:
A. hoạt hoá, tiếp đó sẽ sản xuất kháng thể để phản ứng với kháng nguyên B. hoạt hoá, biệt hoá thành tế bào plasma (tế bào tiết kháng thể); tiếp đó các tế bào plasma phân chia và tạo thành một tập hợp tế bào plasma giống nhau để sản xuất kháng thể
B. hoạt hoá, phân chia và tạo thành một tập hợp lympho bào
C. giống nhau; tiếp đó một số lympho bào B này biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể, sô còn lại thực hiện chức năng khác
D. hoạt hoá, phân chia và tạo thành một tập hợp lympho bào B giống nhau; tiếp đó tất cả các lympho bào B này biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể
-
Câu 16:
Việc đầu tiên cần làm khi nghi ngờ có sốc phản vệ xảy ra:
A. Dùng ngay Adrenalin
B. Đánh giá nhanh về hô hấp, tuần hoàn và toàn trạng bệnh nhân
C. Khám chuyên khoa
D. Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch
-
Câu 17:
Tế bào nào có khả năng sản xuất kháng thể IgE:
A. tế bào mast
B. bạch cầu ái kiềm
C. tế bào plasma
D. lympho bào B
-
Câu 18:
Kháng thể lớp nào có khả năng gây hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì):
A. IgM
B. IgA
C. IgE
D. IgM và IgE
-
Câu 19:
Người nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì:
A. cơ thể những người này suy giảm khả năng sản xuất kháng thể chống lao
B. các tế bào thực bào ở những người này giảm khả năng bắt giữ vi khuẩn lao
C. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao
D. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao
-
Câu 20:
Dấu ấn CD8 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng:
A. là thụ thể giành cho kháng nguyên
B. thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể
C. là thụ thể giành cho hồng cầu cừu
D. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên
-
Câu 21:
Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất:
A. Thuốc kháng viêm
B. Thuốc kháng sinh
C. Thuốc giảm sốt
D. Thuốc giảm đau
-
Câu 22:
Đặc điểm chính nhất của MD thu được:
A. Là miễn dịch thứ phát xẩy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên
B. Do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên đảm nhiệm
C. Do dòng lympho bào T và B đảm nhiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Trong số các lớp kháng thể ở phụ nữ có thai, chỉ có các kháng thể IgG và IgM từ cơ thể mẹ đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi?
A. đúng
B. sai
-
Câu 24:
Khi chạy điện di miễn dịch, kháng thể nằm chủ yếu ở vùng:
A. Albumin
B. Alpha1- globulin
C. Alpha2- globulin
D. Gamma- globulin
-
Câu 25:
Đặc điểm lâm sàng của mày đay:
A. Thường xuất hiện ở mí mắt và môi
B. Thường xuất hiện nhanh và mất nhanh
C. Xuất hiện chậm và mất chậm
D. Ban là dạng nốt