420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt không cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Nghị quyết của Đảng là nguồn của Luật Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:
A. Cơ quan nhà nước.
B. Mọi công dân
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
D. Cơ quan hành chính nhà nước.
-
Câu 4:
Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với một cá nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là nguồn của Luật Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Quy phạm pháp luật: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” thuộc loại nào sau đây:
A. Quy phạm bắt buộc
B. Quy phạm trao quyền
C. Quy phạm cấm
D. Quy phạm cho phép
-
Câu 8:
Đâu là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
A. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
B. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kĩ thuật.
C. Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý.
D. Cả ba hình thức trên.
-
Câu 9:
Hình thức xử phạt cảnh cáo luôn phải thông qua thủ tục không lập biên bản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
A. Quan hệ của Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A
B. Quan hệ giữa người tham gia giao thông B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và cảnh sát giao thông A
C. Quan hệ giữa Sở Công Thương với Công ty TNHH B về Hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng
D. Cả A và B
-
Câu 11:
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đối với người từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm ít nghiêm trọng là một biện pháp tư pháp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Nguyên tắc quản lý nhà nước pháp chế đòi hỏi tiền đề:
A. Có hệ thống pháp luật đồ sộ.
B. Có hệ thống pháp luật ngắn gọn.
C. Có hệ thống pháp luật có tính thực thi cao.
D. Có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
-
Câu 13:
Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào công quỹ nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính quy phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Công an tỉnh có quyền thực hiện mọt hình thức quản lý Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Đơn vị hành chính cấp huyện được phân làm mấy loại:
A. Không phân loại.
B. Hai loại.
C. Ba loại.
D. Bốn loại.
-
Câu 18:
Theo khoa học luật hành chính nước ta, hành chính được hiểu là gì?
A. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt đọng chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là hành động quản lý thực tiễn.
B. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là hành động quản lý thực tiễn.
C. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ chung, theo nghĩa hẹp, đó là nền hành chính công.
D. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là nền hành chính nhà nước, là hành động quản lý thực tiễn.
-
Câu 19:
Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối của cấp trên và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Các bên tham gia quan hệ quản lý:
A. Không thể là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
B. Nhất thiết phải đều là cơ quan hành chính nhà nước.
C. Có thể một bên hoặc tất cả các bên đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
D. Không thể là các bên bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 21:
Mọi quyết định xử vi phạm hành chính là quyết định quy phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Theo hệ thống các ngành luật nước ta, Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu nào?
A. Quan hệ hành chính nhà nước giữa các cơ quan hành pháp với nhau, giữa các cơ quan hành pháp với các cơ quan nhà nước khác, giữa các cơ quan hành pháp ở trung ương với các cơ quan hành pháp ở địa phương, các quan hệ xã hội khác.
B. Các quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, trong xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ, trong quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý theo pháp luật.
C. Quan hệ hành chính nhà nước giữa các cơ quan hành pháp với công dân, giữa các cơ quan hành pháp với các tổ chức khác nhau, giữa các cơ quan hành pháp với cán bộ công chức, viên chức, giữa các cơ quan hành pháp với các tổ chức quốc tế.
D. Tất cả các quan hệ xã hội chủ yếu được nêu tại phương án A,B và C ở trên.
-
Câu 23:
Chính phủ có thể ban hành nghị quyết với tư cách là quyết định hành chính chủ đạo.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Thanh tra Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi công chức gây thiết hại cho cơ quan tổ chức mình đang công tác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Theo nguyên tắc chức năng, một đối tượng bị quản lý sẽ:
A. Chịu sự chỉ đạo của một cơ quan cấp trên duy nhất.
B. Chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng cấp trên.
C. Chịu sự quản lý lần lượt của nhiều cơ quan khác nhau theo nhiệm kỳ.
D. Không có đáp án nào đúng.
-
Câu 30:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
A. Đúng
B. Sai