460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Giai đoạn nào bé hay đặt câu hỏi “tại sao” cho bạn nhất?
A. Tuổi bế bồng
B. Tuổi thanh niên
C. Tuổi già
D. Tuổi mẫu giáo
-
Câu 2:
Nhóm trẻ 0 – 1 năm gọi là:
A. Tuổi hiếu động
B. Tuổi bế bồng
C. Tuổi chóng chuyện
D. Tuổi ăn ngủ
-
Câu 3:
Nhân cách dễ bị ám thị biểu hiện:
A. Tính duy kỳ, cảm xúc không ổn định, dễ khóc, dễ cười
B. Tính cầu toàn, cẩn thận, phức tạp hóa vấn đề
C. Luôn tự ti, e ngại đám đông
D. Bị động, dựa dẫm vào người khác, dễ nhiễm thói hư tật xấu
-
Câu 4:
Bệnh nhân có thái độ đúng đắn, nghiêm túc là loại:
A. Phản ứng tiêu cực
B. Phản ứng nghi ngờ
C. Phản ứng phá hoạt
D. Phản ứng nội tâm, bình tĩnh chờ đợi
-
Câu 5:
Đặc điểm tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật:
A. Lo lắng về chỗ nằm, cách mổ
B. Nếu gây tê họ sẽ lo lắng vì tiếng va chạm của dụng cụ và những lời nói xung quanh
C. Đau đớn, sợ tai biến, suy nghĩ có hồi phục hay không
D. Nhút nhát, phấn khích
-
Câu 6:
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt chú ý sau chủ định và chú ý có chủ định là:
A. Ít căng thẳng nhưng khó duy trì lâu dài.
B. Có mục đích, có thể duy trì lâu dài.
C. Diễn ra tự nhiên, không chủ định.
D. Bắt đầu có mục đích nhưng diễn ra không căng thẳng và có hiệu quả cao.
-
Câu 7:
Đặc điểm đặc trưng của xúc cảm là:
1. Luôn ở trạng thái hiện thực.
2. Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.
3. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình.
4. Là một thuộc tính tâm lý.
5. Có cả ở người và động vật.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 5
B. 2, 3, 4
C. 2, 4, 5
D. 1, 3, 5
-
Câu 8:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” lời nhận định trên của Hồ Chủ Tịch phản ánh đặc điểm nào dưới đây của nhân cách?
A. Tính thống nhất
B. Tính ổn định
C. Tính tích cực
D. Tính giao lưu
-
Câu 9:
Hãy xác định xem những đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một cá thể?
1. Tận tâm.
2. Hay phản ứng.
3. Tốc độ phản ứng vận động cao.
4. Nhịp độ hoạt động nhanh.
5. Ít nhạy cảm với sự đánh giá của xã hội.
Phương án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 2, 3, 4
-
Câu 10:
Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?
A. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.
B. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.
C. Thực chất là quá trình ôn tập.
D. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.
-
Câu 11:
Hư xe, mất chìa khóa và kẹt xe là nhóm yếu tố gây stress từ bên ngoài, chúng thuộc loại:
A. Cá tính
B. Lối sống
C. Môi trường
D. Rắc rối
-
Câu 12:
Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:
A. Nhớ lại không chủ định.
B. Nhận lại không chủ định.
C. Nhớ lại có chủ định.
D. Nhận lại có chủ định.
-
Câu 13:
Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?
A. Quy luật lây lan;
B. Quy luật pha trộn;
C. Quy luật tương phản.
D. Quy luật di chuyển;
-
Câu 14:
Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý?
A. Hồi hộp khi đi thi.
B. Lo lắng đến mất ngủ.
C. Lạnh làm run người.
D. Buồn rầu vì bệnh tật.
-
Câu 15:
Dựa vào chức năng người ta chia nơron thành mấy nhóm:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 16:
Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức được thể hiện trong những trường hợp:
1. Lao động đòi hỏi con người phải hình dung ra được mô hình cuối cùng của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó.
2. Lao động đòi hỏi con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm.
3. Lao động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn những nhu cầu phong phú của con người.
4. Sau khi làm ra sản phẩm, con người đối chiếu sản phẩm đã làm ra với mô hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện sản phẩm đó.
5. Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 5.
-
Câu 17:
Xét về phản xạ ở cấp độ não bộ, cấu tạo của phản xạ gồm bao nhiêu khâu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Khi luyện tập kỹ xảo cần tính đến những kỹ xảo đã có ở người học là kết luận được rút ra từ quy luật:
A. QL tiến bộ không đồng đều.
B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.
C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.
D. QL dập tắt kỹ xảo.
-
Câu 19:
Hãy xác định xem tính cách của con người được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một người hay nổi nóng khi bị người khác phê bình.
B. Một người luôn sôi nổi, nhiệt tình trong công việc.
C. Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn, dành mọi thời gian rảnh rỗi cho công việc.
D. Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi giáo viên thông báo một điều gì lí thú.
-
Câu 20:
Tâm lí người có nguồn gốc từ:
A. Não người.
B. Hoạt động của cá nhân.
C. Thế giới khách quan.
D. Giao tiếp của cá nhân.
-
Câu 21:
Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:
A. Bẩm sinh di truyền.
B. Môi trường.
C. Hoạt động và giao tiếp.
D. Cả A và B.
-
Câu 22:
Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để đảm bảo an toàn khi tàu chạy. Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được thể hiện trong trường hợp trên?
A. Tính “có vấn đề”.
B. Tính gián tiếp.
C. Tính trừu tượng và khái quát.
D. Tính chất lí tính của tư duy.
-
Câu 23:
Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác được thể hiện trong những trường hợp:
1. Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ nhạy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt.
2. Một mùi tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa.
3. Người mù định hướng trong không gian chủ yếu dựa vào các cảm giác đụng chạm, sờ mó, khứu giác, vận động giác và cảm giác rung.
4. Dưới ảnh hưởng của vị ngọt của đường, độ nhạy cảm màu sắc đối với màu da cam bị giảm xuống.
5. Sau khi đứng trên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi, còn người mới lên xe lại cảm thấy khó chịu về mùi đó.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 3, 4
D. 2, 4, 5
-
Câu 24:
Cách hiểu nào không phù hợp với tính lựa chọn của tri giác.
A. Thể hiện tính tích cực của con người trong tri giác.
B. Sự lựa chọn đối tượng tri giác còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan.
C. Con người chủ động lựa chọn đối tượng tri giác.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 25:
Dễ nỗi nóng, phản ứng mạnh và không hợp tác với cán bộ y tế là loại:
A. Phản ứng nội tâm
B. Phản ứng tiêu cực
C. Phản ứng phá hoại
D. Phản ứng nghi ngờ
-
Câu 26:
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được diễn ra mấy giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Cảm giác vui là hiện tượng:
A. Tâm lý
B. Sinh lý
C. Vật lý
D. Hóa lý
-
Câu 28:
Chọn câu sai khi nói về đặc điểm cấu tạo của vỏ não:
A. Là cơ quan hoạt động thần kinh cấp cao
B. Là nơi tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, phân tích và đáp lại
C. Vỏ não và vùng dưới đồi thực hiện những phản xạ
D. Mặt ngoài, vỏ não chia các bán cầu thành 3 thùy
-
Câu 29:
Mặt ngoài, vỏ não có nhiều khe rãnh chia các bán cầu thành bao nhiêu thùy:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Những đặc điểm đặc trưng cho mức độ nhận thức lí tính là:
1. Phản ánh bằng con đường gián tiếp với sự tham gia tất yếu của ngôn ngữ.
2. Phản ánh kinh nghiệm của con người thuộc các lĩnh vực nhận thức, cảm xúc, hành vi.
3. Phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng.
4. Phản ánh các dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng.
5. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 2, 3, 5
C. 2, 4, 5
D. 1, 4, 5