550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Chức năng của hệ thống giám sát là:
A. Thu thập các dữ kiện dịch tễ học
B. Điều trị bệnh
C. Thu thập và diễn giải dữ kiện dịch tễ học
D. Cách ly bệnh nhân
-
Câu 2:
Biện pháp dự phòng cấp 2 để phòng bệnh lây theo đường da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là phát hiện sớm động vật mắc bệnh và xử lý kịp thời.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Một tác nhân gây bệnh thường có nhiều đường ra khỏi cơ thể ký chủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Tỷ suất mới mắc bệnh được định nghĩa là:
A. Số ca hiện có của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân lúc bắt đầu thời gian này
B. Số ca hiện có của một bệnh trong một thời gian chia cho số dân ở thời điểm giữa thời gian này
C. Số ca mới mắc của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân có nguy cơ lúc bắt đầu nghiên cứu
D. Số ca mới mắc của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân ở thời điểm giữa thời gian này
-
Câu 5:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu thuần tập:
A. Nghiên cứu thuần tập tương lai ít nhạy cảm với các sai lệch
B. Nghiên cứu thuần tập tương lai cho phép tính toán trực tiếp tỷ suất mới mắc
C. Nghiên cứu thuần tập tương lai có ưu điểm là đã sẵn có số liệu cho việc phân tích nhóm
D. Nghiên cứu thuần tập tương lai thường được áp dụng để làm sáng tỏ các yếu tố liên quan đến bệnh hiếm gặp
-
Câu 6:
Theo mô hình mới mắc ung thư của Higgiuson và Muir thì một trong những bệnh do một yếu tố căn nguyên tác động đần đần trong cuộc sống là:
A. Ung thư phổi;
B. Một số Leucémie;
C. Ung thư cổ tử cung;
D. Ung thư vú;
-
Câu 7:
60/100 000 là tỷ lệ mới mắc ung thư trong một năm, thời gian trung bình của bệnh ung thư đó là 2 năm thì tỷ lệ hiện mắc điểm của bệnh ung thư đó là:
A. 30/100 000
B. 120/100 000
C. 12/100 000
D. 90/100 000
-
Câu 8:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh dại ở người là:
A. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính trung bình
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính cao
D. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 9:
Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Các nghiên cứu tìm nguyên nhân gây bệnh phải liên quan tới các giai đoạn:
A. 1, 2, 3;
B. 2, 3, 4;
C. 1, 2, 3, 4, 5;
D. 2, 3,4,5;
-
Câu 10:
Theo Galem và Gambino, phải ưu tiên sử dụng test giá trị tổng quát cao đối với:
A. Một bệnh nặng, không thể không biết;
B. Kết quả dương tính sai gây thương tổn tâm lý/kinh tế cho người được khám nghiệm;
C. Khi kết quả dương tính sai không gây thương tổn về tâm lý hoặc kinh tế cho người được khám nghiệm;
D. Kết quả dương tính sai và âm tính sai đếu gây thương tổn nặng nề;
-
Câu 11:
Các vụ dịch bệnh nhiễm trùng đường ruột xảy ra hàng loạt trong một thời gian nhất định và không theo khu vực địa lý, thường lan truyền qua:
A. Nguồn nước
B. Thực phẩm
C. Đất bị nhiễm chất thải của người bệnh
D. Ruồi
-
Câu 12:
Bệnh lưu hành (endemic) là:
A. Sự xuất hiện khác thường của một bệnh trong cộng đồng
B. Sự tái phát nhiều vụ dịch
C. Sự có mặt thường xuyên của một bệnh trong một cộng đồng
D. Sự di chuyển của một bệnh nhiễm trùng từ nơi này qua nơi khác
-
Câu 13:
Trong một nghiên cứu bệnh chứng, nếu biết được tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể đích thì có thể tính được:
A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;
B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm;
C. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm;
D. Nguy cơ qui kết của nhóm phơi nhiễm;
-
Câu 14:
Điều tra ngang được tiến hành với cách chọn mẫu sau trừ 1 cách:
A. Mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thống
B. Mẫu tầng hoặc mẫu chùm
C. Mẫu ghép cặp
D. Mẫu 30 cặp ngẫu nhiên
-
Câu 15:
Điều tra đánh giá môi trường không thuộc nội dung của điều tra xử lý dịch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Dùng một test có độ nhạy Se = 100% để phát hiện bệnh trong cộng đồng thì sẽ:
A. Bỏ sót nhiều (người bị bệnh);
B. Bỏ sót ít;
C. Không bỏ sót;
D. Sự bỏ sót còn tùy thuộc p;
-
Câu 17:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh thủy đậu là:
A. Khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng gây bệnh thấp, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 18:
Nghiên cứu trường hợp thuộc về:
A. Nghiên cứu mô tả
B. Nghiên cứu phân tích;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
-
Câu 19:
Số lần khảo sát trên mỗi cohorte trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu ngang là:
A. Một lần;
B. Nhiều lần;
C. Hai lần;
D. Một lần hoặc nhiều lần;
-
Câu 20:
Bệnh phải được cách ly bắt buộc trong những phòng riêng của khoa truyền nhiễm là:
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ
C. Sởi
D. Tiêu chảy do E. coli
-
Câu 21:
Tiêm vaccine sởi cho một đứa trẻ là tạo cho đứa trẻ đó loại miễn dịch:
A. Chủ động thu được
B. Chủ động.
C. Thụ động
D. Chủ động tự nhiên
-
Câu 22:
Trong một nghiên cứu bệnh chứng chỉ có thể tính được một trong các số đo dưới đây:
A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;
B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm;
C. Tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể tích;
D. Tỷ lệ phơi nhiễm của nhóm bị bệnh;
-
Câu 23:
Đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng là:
A. Quần thể;
B. Cá thể;
C. Bệnh nhân;
D. Người khỏe
-
Câu 24:
Để có được ước đoán chính xác nhất về tỷ lệ (trường hợp siêu bội) cần điều tra trong quần thể thì phải dựa vào:
A. Một nghiên cứu thăm dò;
B. Tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương;
C. Số liệu thường qui;
D. Một nghiên cứu tương quan;
-
Câu 25:
Trong nghiên cứu bệnh chứng, theo Lilienfeld, khi nhóm bệnh là Tất cả các cas được chẩn đóan trong một quần thể nhất định thì nhóm chứng nên là:
A. Một mẫu ngẫu nhiên những người không bị bệnh đại điện cho quần thể đó;
B. Những người không bị bệnh trong mẫu đó (hoặc mẫu/mẫu) của quần thể đích;
C. Một mẫu những đối tượng nằm viện (bệnh nhân) không bị bệnh đó và các bệnh liên quan /các bệnh viện của quần thể đích (tất cả các bệnh viện trong quần thể đích);
D. Một mẫu bị các bệnh khác (không liên quan) trong cùng bệnh viện;
-
Câu 26:
Để dịch sởi không xảy ra, cần phải tiêm chủng vaccin sở cho trẻ 9 -11 tháng tuổi với tỷ lệ tối thiểu là:
A. 65%.
B. 70%
C. 75%.
D. 80%
-
Câu 27:
Bệnh nhiễm trùng gọi là nhanh khi thời kỳ ủ bệnh ngắn.
A. < 2 ngày
B. < 2 tuần
C. < 1 tháng
D. < 2 tháng
-
Câu 28:
Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là:
A. Chó nhà
B. Mèo
C. Bò
D. Lợn
-
Câu 29:
Mẫu số của tỷ lệ tử vong là:
A. Tổng số quần thể;
B. Tổng số quần thể có nguy cơ;
C. Tổng sốngười bị bệnh;
D. Tổng số quần thể ở một độ tuổi nhất định;
-
Câu 30:
Báo cáo các trường hợp bệnh xảy ra tại địa phương là:
A. Điều tra cắt ngang
B. Điều tra vụ dịch
C. Giám sát chủ động
D. Giám sát thụ động
-
Câu 31:
Thời điểm hút máu mạnh nhất của của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là:
A. Buổi sáng
B. Ban đêm
C. Cả ngày
D. Sáng sớm, chiều tối
-
Câu 32:
Vào năm 1989, Hy vọng sống lúc sinh của người Mỹ là 71,6; hy vọng sống ở tuổi 45 của người Mỹ vào năm đó sẽ là:
A. 71,6 - 45,0 = 26,6
B. < 26,6
C. > 26,6
D. Tất cả đều sai
-
Câu 33:
Phun hoá chất diệt bọ chét trong một vụ dịch hạch là dự phòng cấp 3.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Ở một thời điểm trong quá trình dịch của một bệnh nhiễm trùng, cơ thể tiếp thụ bệnh là người không được miễn dịch và không mắc bệnh đó.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh phong là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
D. Khả năng lây lan rất thấp, khả năng gây bệnh rất thấp, độc tính trung bình
-
Câu 36:
Nghiên cứu ngang thuộc loại:
A. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
B. Nghiên cứu sinh thái.
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu mô tả;
-
Câu 37:
Điều nào sau đây không đúng với nghiên cứu thuần tập:
A. Dễ thực hiện
B. Chi phí cao
C. Thời gian kéo dài
D. Đo lường trực tiếp được yếu tố nguy cơ.
-
Câu 38:
Người lành mang trùng ít quan trọng về mặt dịch tễ học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Trong một vụ dịch, nói chung nếu thời kỳ ủ bệnh dài thì có xu hướng xảy ra các trường hợp rải rác:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Hiện nay, dịch HIV /AIDS đang trong thời kỳ ổn định. Nếu như có một loại thuốc làm kéo dài thêm thời gian sống sót (nhưng không khỏi bệnh hoàn toàn) đối với những người bị AIDS được đưa vào sử dụng rộng rãi thì:
A. Làm giảm số hiện mắc AIDS;
B. Làm tăng số hiện mắc AIDS;
C. Làm giảm số mới mắc HIV;
D. Làm tăng số mới mắc HIV;