640 câu trắc nghiệm Quản trị Marketing
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để chuẩn bị cho kì thi sắp đến đạt kết quả cao, tracnghiem.net đã chia sẽ 640 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị Marketing có đáp án dưới đây. Đề thi có nội dung xoay quanh quản trị Marketing như các phương thức xây dựng, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đường cầu về một sản phẩm luôn là được dốc xuống.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Quan điểm bán hàng chú trọng đến nhu cầu của người bán, quan điểm Marketing chú trọng đến nhu cầu của người mua.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Nhà kinh doanh có thể tạo ra nhu cầu tự nhiên của con người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì việc doanh nghiệp quyết định một mức giá cho riêng mình là không có ý nghĩa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Mục tiêu chính của người làm Marketing là phát hiện ra mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán của con người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Quan điểm nỗ lực tăng cường bán hàng và quan điểm Marketing trong quản trị Marketing đều có cùng đối tượng quan tâm là khách hàng mục tiêu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Nếu đối thủ cạnh tranh giảm giá bán thì doanh nghiệp cũng phải nên giảm giá theo để không mất những khách hàng hiện tại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Giá CIF là giá mà người bán không phải chịu chi phí vận chuyển và chi phí bảom hiểm hàng hoá đến nơi người mua lựa chọn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Chiến lược “hớt phần ngon” là chiến lược đặt giá bán cho một sản phẩm ở mức thấp nhất có thể để chiếm được phần lớn thị trường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Giá thống nhất bao gồm chi phí vận chuyển nghĩa là người mua ở gần thì được mua với giá thấp hơn, còn nguời mua ở xa thì phải mua với giá cao hơn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi cầu ầê một sản phẩm vượt qua cung về sản phẩm đó thì doanh nghiệp nên tăng giá bán sản phẩm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Việc giảm giá cho những cuộc gọi vào ban đêm họăc ngày nghỉ, ngày lễ tết được gọi là chính sách định giá hai phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó.
A. Định vị thị trường.
B. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu
C. Phân đoạn thị trường
D. Phân chia sản phẩm.
-
Câu 14:
Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000 USD. Doanh nghiệp Y: 75.000 USD; Doanh nghiệp Z: 45.000 USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là:
A. 40,0%
B. 42,5%
C. 37,5%
D. 35,0%
-
Câu 15:
Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức ____________ để phân đoạn thị trường:
A. Địa lý
B. Xã hội
C. Tâm lý
D. Hành vi
-
Câu 16:
Theo khái niệm đoạn thị trường thì “Đoạn thị trường là một nhóm ____________ có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing”.
A. Thị trường
B. Khách hàng
C. Doanh nghiệp
D. Người tiêu dùng
-
Câu 17:
Marketing có phân biệt:
A. Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó.
B. Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt.
C. Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt.
D. Tất cả các điều trên.
-
Câu 18:
Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùng để phân đoạn thị trường ngoại trừ:
A. Tuổi tác
B. Thu nhập
C. Giới tính
D. Lối sống
-
Câu 19:
Marketing tập trung:
A. Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường.
B. Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường
C. Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn
D. (a) và (c)
-
Câu 20:
Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:
A. Chiến lược Marketing phân biệt
B. Chiến lược Marketing không phân biệt
C. Chiến lược Marketing tập trung
D. Chiến lược phát triển sản phẩm.
-
Câu 21:
Đâu là ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt?
A. Giúp tiết kiệm chi phí.
B. Gặp phải cạnh tranh khốc liệt
C. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.
D. Tất cả các điều nêu trên
-
Câu 22:
Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đáng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường?
A. Mức tăng trưởng phù hợp
B. Quy mô càng lớn càng tốt
C. Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp
D. Mức độ cạnh tranh thấp.
-
Câu 23:
Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược:
A. Marketing không phân biệt
B. Marketing phân biệt
C. Marketing tập trung.
D. Bất kì chiến lược nào cũng được.
-
Câu 24:
Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của ____________ về các thuộc tính quan trọng của nó.
A. Khách hàng.
B. Người sản xuất
C. Người bán buôn.
D. Người bán lẻ
-
Câu 25:
Nếu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường và thâm nhập toàn bộ thị trường lớn với một sản phẩm thống nhất thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện Marketing__________
A. Đa dạng hoá sản phẩm
B. Đại trà.
C. Mục tiêu
D. Thống nhất.