660 câu trắc nghiệm Lịch sử Đảng
Với 660 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng được tracnghiem.net chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung tài liệu bao gồm các câu hỏi về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc đầu được thành lập có bao nhiêu chiến sĩ?
A. 33
B. 34
C. 35
D. 36
-
Câu 2:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức sở hữu. Tìm đáp án đúng và đầy đủ nhất?
A. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
B. Sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể
C. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân
D. Sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân
-
Câu 3:
Từ khi ra đời đến nay Đảng ta có bao nhiêu cương lĩnh?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 4:
Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng
D. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh
-
Câu 5:
Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu miền Bắc và đoàn đại biểu miền Nam đã họp ở đâu?
A. Hà Nội
B. Sài Gòn
C. Huế
D. Đà Nẵng
-
Câu 6:
Khi bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chiến lược:
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Hai phương án A và B
-
Câu 7:
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ do ai triệu tập?
A. Ban Thường vụ Trung ương Đảng
B. Tổng bộ Việt Minh
C. Ban chấp hành Trung ương Đảng
D. Xứ uỷ Bắc Kỳ
-
Câu 8:
Hội nghị nào của BCH Trung ương Đảng khoá V quyết định phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa?
A. Hội nghị lần thứ tám (6 - 1985)
B. Hội nghị lần thứ chín (12 - 1985)
C. Hội nghị lần thứ mười (5 - 1986)
D. Hội nghị Bộ Chính trị (4 - 1988)
-
Câu 9:
Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở đâu?
A. Pari
B. Trùng Khánh
C. Hương Cảng
D. Ma Cao
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không đúng với thực trạng thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
A. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng
B. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển
C. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự thông thoáng
D. Môi trường đầu tư kinh doanh đã bảo đảm tốt cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
-
Câu 11:
Sau Hội nghị thành lập Đảng, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập do ai đứng đầu?
A. Hà Huy Tập
B. Trần Phú
C. Lê Hồng Phong
D. Trịnh Đình Cửu
-
Câu 12:
Chiến lược Chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ ở miền Nam diễn ra trong giai đoạn nào?
A. 1954 - 1959
B. 1954 - 1960
C. 1954 - 1964
D. 1964 - 1968
-
Câu 13:
Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá "như chim én nhỏ báo hiệu mùa Xuân"?
A. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi
B. Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp
C. Vụ mưu sát tên toàn quyền Méclanh của Phạm Hồng Thái
D. Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
-
Câu 14:
Quân ta vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày nào?
A. Ngày 10 - 10 - 1954
B. Ngày 10 - 10 - 1955
C. Ngày 10 - 10 - 1956
D. Ngày 1 - 10 - 1954
-
Câu 15:
Tìm nội dung lạc đề khi viết về hậu quả của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng?
A. Quốc gia tăng trưởng theo chiều rộng sẽ phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư
B. Quốc gia tăng trưởng theo chiều rộng sẽ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
C. Quốc gia tăng trưởng theo chiều rộng sẽ tận dụng được lợi thế nhân công giá rẻ và dồi dào
D. Quốc gia tăng trưởng theo chiều rộng sẽ gây bất ổn về kinh tế và xã hội
-
Câu 16:
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta sẽ nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng” vào thời gian nào?
A. Ngày 22 - 7 - 1954
B. Ngày 25 - 8 - 1954
C. Ngày 12 - 8 - 1955
D. Ngày 4 - 7 - 1955
-
Câu 17:
Đông Dương cộng sản liên đoàn hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?
A. 22/2/1930
B. 24/2/1930
C. 24/2/1931
D. 20/2/1931
-
Câu 18:
Sau bản Hiệp định sơ bộ, ngày 14 - 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký bản Tạm ước với Chính phủ Pháp với nội dung:
A. Pháp thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam
B. Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. Đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào 1 - 1947
D. Các nội dung đều đúng
-
Câu 19:
Trung ương cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào?
A. 10/1959
B. 11/1960
C. 5/1961
D. 10/1961
-
Câu 20:
Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở đâu?
A. Pari
B. Trùng Khánh
C. Hương Cảng
D. Ma Cao
-
Câu 21:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu "Tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công" được nêu ra khi nào?
A. 1948
B. 1949
C. 1950
D. 1951
-
Câu 22:
Tìm nội dung không thuộc về “Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng”?
A. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào năng suất của các yếu tố tổng hợp
B. Tăng trưởng dựa đồng thời vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước
C. Tăng trưởng dựa vào nội lực đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
D. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu sử dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nhân công rẻ
-
Câu 23:
Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Matxcơva vào thời gian nào?
A. 25 - 7 đến ngày 20 - 8 - 1935
B. 25 - 7 đến ngày 25 - 8 - 1935
C. 20 - 7 đến ngày 20 - 8 - 1935
D. 10 - 7 đến ngày 20 - 7 - 1935
-
Câu 24:
Thời gian thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi nào?
A. 1858-1884
B. 1884-1896
C. 1896-1913
D. 1914-1918
-
Câu 25:
Cuộc “xé rào” nào dưới đây đã tạo cơ sở cho sự ra đời chủ trương “khoán 100” và “Khoán 10” trong nông nghiệp?
A. Khoán hộ ở Vĩnh Phúc (1966)
B. Thành phố Hồ Chí Minh chạy gạo phá cơ chế giá thu mua lương thực lỗi thời của nhà nước
C. An Giang đem hàng công nghiệp bán theo giá chợ, rồi lấy tiền đó mua lúa của nông dân cũng theo giá chợ
D. Dệt Thành công lách kẽ hở của chính sách để tự cân đối sản xuất theo theo quy luật của kinh tế thị trường
-
Câu 26:
Vào thời điểm nào Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản bản Báo cáo về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Ngày 8-2-1930
B. Ngày 10-2-1920
C. Ngày 18-2-1930
D. Ngày 28-2-1930
-
Câu 27:
Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới Thu - Đông đối với cách mạng Việt Nam:
A. Giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, đập tan tuyến phòng thủ và giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới, nối liền Việt Nam với thế giới
B. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ chiến đấu của quân đội Việt Nam
C. Quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo bước chuyển biến lớn của kháng chiến vào giai đoạn mới
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 28:
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào "Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói" đã diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
A. Đồng bằng Nam Bộ
B. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng Bắc Bộ
D. Đồng bằng Trung Bộ
-
Câu 29:
Những thuận lợi căn bản của đất nước sau cách mạng tháng Tám - 1945
A. Cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ
B. Hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thiết lập
C. Nhân dân có quyết tâm bảo vệ chế độ mới
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 30:
Tìm luận điểm không đúng với quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Công nghiệp hóa gắn liền hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không gắn với phát triển công nghiệp phụ trợ
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ưu tiên các sản phẩm có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu