810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Cấu trúc họng từ trong ra ngoài gồm:
A. Niêm mạc, cân hầu trong, lớp cơ, cân hầu ngoài
B. Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ
C. Niêm mạc, lớp cơ, lớp phần mềm
D. Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp phần mềm.
-
Câu 2:
Viêm họng cấp tính lây lan bằng đường nào là chủ yếu?
A. Máu
B. Nước bọt
C. Mồ hôi
D. Nước tiểu
-
Câu 3:
Người ta nói rằng viêm xoang mạn tính là lò viêm lĩnh vực Tai Mũi Họng đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Viêm xoang do răng không thể do các răng hàm trên:
A. 3,4
B. 1,2
C. 4,5
D. 5,6
-
Câu 5:
Tính từ trước ra sau theo thứ tự:
A. Bóng sàng – mỏm móc – khe bán nguyệt
B. Khe bán nguyệt – bóng sàng – mỏm móc
C. Mỏm móc – bóng sàng – khe bán nguyệt
D. Mỏm móc – khe bán nguyệt – bóng sàng
-
Câu 6:
Điều trị viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết bằng cách:
A. Chích màng nhĩ
B. Chụp phim Schuller và tiêm kháng sinh toàn thân
C. Chích màng nhĩ rồi làm thuốc tai hàng ngày cho đến khi lành bệnh
D. Nhỏ thuốc sát trùng ở mũi và kháng sinh nếu có sốt cao
-
Câu 7:
Với nghiệm pháp Weber, trong điếc dẫn truyền sóng âm lan theo hướng nào (tai nào nghe rõ hơn)?
A. Hướng về tai lành
B. Hướng về tai bệnh
C. Âm tập trung ở giữa, không lan sang 2 bên
D. Hướng về cả hai tai
-
Câu 8:
Về lao tai, bộ phận nào có tỷ lệ cao nhất:
A. Vành tai
B. Ống tai
C. Tai giữa
D. Xương chũm
-
Câu 9:
Chọn câu đúng nhất:
A. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh hiếm gặp ở Việt Nam
B. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam, chỉ gặp ở trẻ em
C. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam, chỉ gặp ở người lớn
D. Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt nam, gặp ở mọi lứa tuổi
-
Câu 10:
Điều trị nào sau đây chưa cần thiết đối với viêm mũi xoang cấp:
A. Phẩu thuật nạo sàng hàm
B. Chống nghẹt mũi bằng nhỏ thuốc co mạch
C. Kháng histamin
D. Corticoide
-
Câu 11:
Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc họng, và kết hợp chủ yếu với viêm amiđan khẩu cái và amiđan đáy lưỡi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Ý nào sau đây là SAI đối với dị vật ở họng:
A. Dị vật họng thường vào bằng đường miệng
B. Dị vật họng thường gây ra khó thỏ
C. Trong vết thương chiến tranh, dị vật có tể vào họng rồi bằng lối quyên qua thanh quản
D. Tổn thương ngoài da có thể rất nhỏ những bệnh tích bên trong khá nặng
-
Câu 13:
Tập hợp triệu chứng nào sau đây không có trong viêm tai xương chũm hài nhi:
A. Nôn, ỉa chảy, mất nước
B. Màng nhĩ mất bóng sáng, không căng phồng
C. Có thể không chảy mủ tai, không thủng màng nhĩ
D. Khả năng nghe bình thường (không giảm thính lực)
-
Câu 14:
Biện pháp nào sau đây được xem là phù hợp nhất để phát hiện sớm bệnh K vòm trong cộng đồng ở Việt Nam trong điều kiện thiếu trang thiết bị hiện đại:
A. Soi vòm hàng loạt và sinh thiết vòm khi nghi ngờ có khối u
B. Quệt vòm bằng que bông hàng loạt (frottis) để xét nghiệm tế bào học
C. Chụp phim Blondeau và sọ nghiêng hàng loạt để tìm tổn thương ở vòm.
D. Xét nghiệm tìm tế bào ung thư lưu hành trong máu
-
Câu 15:
Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không phù hợp viêm sụn thanh thiệt:
A. Nuốt khó
B. Khó thở thì thở vào
C. Giọng lúng búng như ngậm hột thị
D. Không bao giờ sốt
-
Câu 16:
Dấu hiệu nào dưới đây không có trong viêm mũi xoang mạn tính:
A. Chảy mũi kéo dài mũi thối, tanh, nhầy
B. Nghẹt mũi thường xuyên
C. Khi ấn vào các điểm đau xoang tăng phản ứng đau rõ rệt
D. Khe giữa có mủ trong viêm xoang trước
-
Câu 17:
Viêm thanh quản mạn tính nào sau đây thuộc viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu:
A. Viêm thanh quản do cúm
B. Viêm thanh quản do thương hàn
C. Viêm thanh quản mạn do bạch hầu
D. Viêm thanh quản do lao
-
Câu 18:
Lâm sàng viêm tai xương chũm hài nhi thể điển hình, giai đoạn viêm xương chũm không có:
A. Sốt cao trở lại sau khi vỡ mủ
B. Bỏ bú nôn trớ, ỉa chảy, khó ngủ
C. Ấn tay sau xương chũm, bệnh nhân khóc to
D. Mủ tai đặc hơn, màu vàng kem, xoa hoặc sập thành sau trên ống tai
-
Câu 19:
Dung dịch kháng sinh Polydexa có thể sử dụng làm thuốc tai khô đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Một trong những đặc điểm để phân biệt giữa hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt và hội chứng đau thần kinh sọ mặt là:
A. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có kèm theo rối loạn vận mạch, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt không kèm theo rối loạn thần kinh thực vật
B. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ măt có điểm đau sâu, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt có điểm đau nông
C. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có tiên lượng tốt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
D. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt, đau có tính chất từng cơn rõ rệt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
-
Câu 21:
Dấu hiệu nào sau đây không đúng với viêm Amidan mạn tính quá phát:
A. Hai amidan to gần chạm vào nhau
B. Hai Amidan to, miêm mạc bóng đỏ, trụ trước đỏ sẩm
C. Thường gặp viêm Amidan ở người trẻ tuổi
D. Chỉ gặp ở người lớn tuổi khi cơ thể mất sức đề kháng
-
Câu 22:
Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn:
A. Ăn chậm nhai kỹ
B. Chế biến tốt thực phẩm có xương
C. Không nên ăn nhiều
D. Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
-
Câu 23:
Trẻ nam 6 tuổi, nhức đầu đã 1 tuần, mũi chảy mủ nhầy, nghẹt mũi cùng một bên, sốt, người xanh xao, ấn vùng trong trên hốc mắt thấy đau. Nghĩ đến chẩn đoán nào?
A. Viêm xoang sàng cấp
B. Dị vật mũi bị bỏ quên
C. Viêm xoang trán cấp
D. Ung thư sàng hàm
-
Câu 24:
Làm thuốc tai ướt, chống chỉ định trong trường hợp chấn thương tai
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Yếu tố nào không cần thiết trong điều trị kháng sinh của viêm họng cấp:
A. Một cách hệ thống khi không có quệt họng
B. Bằng Penicilline V
C. Để tránh các biến chứng tụ mủ
D. Phải được theo dõi bằng định lượng ASLO để khẳng định sự lành bệnh
-
Câu 26:
Phương pháp di chuyển (Proetz) trong điều trị mũi xoang được chỉ định trong:
A. Viêm xoang sàng – hàm cấp tính
B. Viêm xoang hàm tái phát nhiều lần
C. Viêm xoang sàng sau mạn tính
D. Viêm xoang hàm có polyp Kilian
-
Câu 27:
Dị vật đường thở có thể gây chết người đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Trong ung thư dây thanh: Hạch cổ và khó nuốt xuất hiện sớm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Vùng khứu giác nằm ở phần nào của hố mũi?
A. Sàn mũi
B. Từ lưng cuốn giữa trở xuống
C. Từ lưng cuốn giữa trở lên
D. Khe dưới
-
Câu 30:
Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất chẩn đoán dị vật phế quản:
A. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
B. thở hai thì, thở nhanh nông
C. Soi gắp được dị vật phía dưới khí quản
D. Ho và sốt cao