Một quả cầu kim loại bán kính 4cm, tích điện dương. Để di chuyển điện tích q = 10-9C từ vô cùng đến điểm M cách mặt cầu đoạn 20cm, người ta cần thực hiện một công A’ = 5.10-7J. Điện thế trên mặt quả cầu do điện tích của quả cầu gây ra là bao nhiêu? Chọn mốc tính điện thế tại vô cùng bằng 0.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiKhi điện tích q di chuyển từ vô cùng về M thì nó chịu tác dụng của lực do tay tác dụng và lực điện (do điện trường của quả cầu gây ra)
Gọi A - công của lực điện trường của quả cầu sinh ra khi di chuyển q
Ta có: A = -A’ = -5.10-7J
Mặt khác, ta có:
\(A=q(V_∞−V_M)=−qV_M\)
=> điện thế do quả cầu sinh ra là
\( {V_M} = \frac{{ - A}}{q} = \frac{{ - {{5.10}^{ - 7}}}}{{ - {{10}^{ - 9}}}} = 500V\)
Gọi Q là điện tích quả cầu, điện thế tại M:
\( {V_M} = k.\frac{Q}{{{r_M}}} \to Q = \frac{{{V_M}{r_M}}}{k} = \frac{{500.0,24}}{{{{9.10}^9}}} = \frac{{40}}{3}{.10^{ - 9}}C\)
Vậy điện thế do quả cầu gây ra tại bề mặt quả cầu là:
\( {V_0} = k.\frac{Q}{{{r_0}}} = {9.10^9}.\frac{{\frac{{40}}{3}{{.10}^{ - 9}}}}{{0,04}} = 3000V\)