Trắc nghiệm Clo Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào chứng tỏ nguyên tố clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa ?
-
Câu 2:
Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là:
-
Câu 3:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho các phát biểu sau:
(a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước
(b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau
(c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường
(d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất
(e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn là NaCl và KMnO4
(f) Bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên)
Số phát biểu không đúng là:
-
Câu 4:
Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
-
Câu 5:
Để làm sạch khí clo khi điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần lượt qua các bình rửa khí:
-
Câu 6:
Sục khí clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường sản phẩm là
-
Câu 7:
Cho Cl2 lần lượt tác dụng với HF, HBr, O2 , H2 . Số trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học là
-
Câu 8:
Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm từ các chất ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đặc . Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đun nóng, sẽ có 1 phần khí HCl bị bay hơi. Để thu được khí clo sạch thì bình số (3); (4) sẽ chứa lần lượt các chất nào trong các phương án sau?
-
Câu 9:
Trong PTN, người ta điều chế clo bằng cách nào?
-
Câu 10:
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại:
-
Câu 11:
Màu của nước clo là gì?
-
Câu 12:
Trong PTN clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
-
Câu 13:
Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO clo đóng vai trò gì?
-
Câu 14:
Nước Javen được điều chế bằng phương pháp nào dưới đây?
-
Câu 15:
Cho dãy các chất sau: Al, Fe, KOH, KBr, Au, NaI, dung dịch SO2, C, S. Số chất trong dãy clo tác dụng được là:
-
Câu 16:
Sục khí clo dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là:
-
Câu 17:
Đốt m gam bột Al trong bình đựng khí clo dư. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 106,5 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:
-
Câu 18:
Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có có tỉ lệ mol Al : M = 1: 2. Kim loại M là
-
Câu 19:
Điều chế Cl2 từ HCl và MnO2. Cho toàn bộ khí Cl2 điều chế được qua dung dịch NaI, sau phản ứng thấy có 12,7 gam I2 sinh ra. Khối lượng HCl đã dùng là:
-
Câu 20:
Cho 25 gam nước clo vào một dung dịch có chứa 2,5 gam KBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm và KBr vẫn còn dư. Sau thí nghiệm, nếu cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 gam chất rắn khan. Biết hiệu suất phản ứng là 100%, nồng độ % của nước clo là
-
Câu 21:
Cho 13,44 lít khí clo (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37, 25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ
-
Câu 22:
Khối lượng đồng và thể tích clo(đktc) cần để điều chế 27 gam CuCl2 là:
-
Câu 23:
Hấp thụ V lít Cl2 ở đktc vào 250 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 19,3 gam rắn khan. Giá trị của V là:
-
Câu 24:
Hấp thụ 2,24 lít Cl2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 25:
Sục khí clo (Cl2) dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam so với ban đầu. Lượng clo (Cl2) đã tham gia phản ứng là:
-
Câu 26:
Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm theo thể tích của clo trong hỗn hợp ban đầu là:
-
Câu 27:
Cho 69,6 gam mangan đioxit (MnO2) tác dụng hết với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Tổng nồng độ của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là: (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
-
Câu 28:
Hấp thụ 2,24 lít Cl2 vào 250ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 29:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít Cl2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 30:
Kim loại R tác dụng với Cl2 (đun nóng) thu được muối X. Mặc khác, kim loại R tác dụng với axit clohidric (HCl) thu được muối Y. Vậy kim loại R là:
-
Câu 31:
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
-
Câu 32:
Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
-
Câu 33:
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
-
Câu 34:
Cho m gam một đơn chất halogen (X2) tác dụng hết với magie thì thu được 19 gam muối. Mặt khác cho m gam X2 tác dụng hết với nhôm thì thu được 17,8 gam muối. Đơn chất halogen X2 là
-
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
-
Câu 36:
Cho 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 22,2 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 60,2 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
-
Câu 37:
Cho dung dịch chứa 12,06 gam hỗn hợp gồm NaF và NaCl phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaF trong hỗn hợp ban đầu là
-
Câu 38:
Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử
-
Câu 39:
Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng
-
Câu 40:
Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:
-
Câu 41:
Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
-
Câu 42:
Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng: HCl đặc + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng của HCl là :
-
Câu 43:
_xulytrung1