Trắc nghiệm Điều chế kim loại Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
-
Câu 2:
Khử hoàn toàn 10,44 gam một oxit Fe cần dùng vừa đủ 3,248 lít khí H2 (đktc). Công thức của oxit Fe là
-
Câu 3:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(c) Cho Na vào dung dịch CuCl2.
(d) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
-
Câu 4:
Nhận định nào sau đây là sai?
-
Câu 5:
Điện phân với điện cực trơ dung dịch nào sau đây thì pH của dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân?
-
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau
a) Điện phân MgCl2 nóng chảy
b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3dư
c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3
d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4dư
e) Dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
-
Câu 7:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây là đúng?
-
Câu 8:
Cho các phản ứng sau:
(a) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr. (b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
(c) ZnO + C → Zn + CO. (d) 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + O2 + 4HNO3.
(d) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O. (e) HgS + O2 → Hg + SO2.
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là
-
Câu 9:
Điện phân các dung dịch sau đây với điện cực trơ có màng ngăn xốp: (a) dung dịch NaCl; (b) dung dịch CuSO4; (c) dung dịch NaNO3; (d) dung dịch AgNO3. Sau quá trình điện phân, dung dịch có môi trường bazơ là
-
Câu 10:
Cho luồng khí H2 dư lần lượt qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng như hình vẽ sau:
Các ống xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại là
-
Câu 11:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch CuCl2.
(c) Nung nóng hỗn hợp gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(d) Nhiệt phân NaNO3.
(e) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(g) Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
-
Câu 12:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.
(c) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(d) Đun nóng hỗn hợp gồm Al và CuO ở nhiệt độ cao.
(e) Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số thí nghiệm thu được Cu là
-
Câu 13:
Để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al, có thể dùng lượng dư dung dịch:
-
Câu 14:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.
(c) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống sứ chứa Fe2O3 nung nóng.
(d) Điện phân nóng chảy NaCl.
(e) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
-
Câu 15:
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), ở cực âm (catot) xảy ra
-
Câu 16:
Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân?
-
Câu 17:
Dãy các kim loại đều được điều chế phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
-
Câu 18:
Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế Ag bằng phương pháp thủy luyện
-
Câu 19:
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
-
Câu 20:
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế kim loại đồng bằng phương pháp thủy luyện?
-
Câu 21:
Kim loại được điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân là
-
Câu 22:
Dãy kim loại nào sau đây điều chế được bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?
-
Câu 23:
Dãy các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
-
Câu 24:
Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:
Thời gian (s)
Khối lượng catot tăng (gam)
Anot
Khối lượng dung dịch giảm (gam)
3088
m
Thu được khí Cl2 duy nhất
10,80
6176
2m
Khí thoát ra
18,30
T
2,5m
Khí thoát ra
22,04
Giá trị của t là :
-
Câu 25:
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở hai điện cực là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
-
Câu 26:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?
-
Câu 27:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
-
Câu 28:
Cho các trường hợp sau
1. Điện phân nóng chảy MgCl2.
2. Điện phân dung dịch Pb(NO3)2
3. Điện phân dung dịch CuSO4
4. Điện phân dung dịch NaCl.
Số trường hợp ion kim loại bị khử thành kim loại là
-
Câu 29:
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
-
Câu 30:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
-
Câu 31:
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:
-
Câu 32:
Điện phân NaCl nóng chảy bằng điện cực trơ, ở catot thu được
-
Câu 33:
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
-
Câu 34:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm KCl và CuSO4 vào nước, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp, đến khi H2O bị điện phân tại cả 2 điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí ở anot thoát ra bằng 4 lần số mol khí thoát ra tại catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
-
Câu 35:
Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng điện 10A. Khi ở anot có 4 gam khí oxi bay ra thì ngưng. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
-
Câu 36:
Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là
-
Câu 37:
Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
-
Câu 38:
Cho 0,56 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
-
Câu 39:
Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 8,8 gam thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt
-
Câu 40:
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là
-
Câu 41:
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 g chất rắn A và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là
-
Câu 42:
Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 4,704 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là
-
Câu 43:
Điện phân 400 ml dung dịch NaCl 1M với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi ở cả hai điện cực tổng khí thu được là 6,72 lít (dktc) thì ngừng. Thêm 100 ml dung dịch AlCl3 0,85M vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
-
Câu 44:
Điện phân 1 dung dịch (với điện cực bằng than chì) có 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2. Sau điện phân thu được 100 ml dung dịch có pH = 0,3. Giá trị gần nhất với x là?
-
Câu 45:
Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là?
-
Câu 46:
Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng, đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là?
-
Câu 47:
Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là?