Trắc nghiệm Hợp chất của sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Nhiệt phân hidroxit Fe(II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất nào sau đây?
-
Câu 2:
Nêu hiện tượng khi cho H2S vào dung dịch FeCl3?
-
Câu 3:
Chất nào dùng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4?
-
Câu 4:
Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa nâu đỏ?
-
Câu 5:
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho Fe vào bình chứa HCl đặc, nguội.
(f) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
(g) Al2O3 vào dung dịch KOH.
(h) KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
-
Câu 6:
Cho dãy Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt vào phản ứng với HNO3 đặc nóng dư thì có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử?
-
Câu 7:
Xác định chất rắn biết khi nung hỗn hợp Fe(OH)2, FeO, Fe(OH)3, Fe2O3, Fe3O4 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A.
-
Câu 8:
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lí của sắt?
1. Là chất rắn, màu trắng
2. Là chất rắn, màu đen
3. Sắt cứng, có ánh kim
4. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
5. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn đồng
-
Câu 9:
Cho Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, NaNO3, NH3, AgNO3, Br2, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
-
Câu 10:
Fe(OH)3 có màu gì?
-
Câu 11:
Tìm thành phần các chất trong Y biết nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lương 1: 1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y.
-
Câu 12:
Dung dịch nào không tác dụng với Fe(NO3)2 ?
-
Câu 13:
Phương trình về hợp chất của sắt là sai:
-
Câu 14:
Tìm m biết khi cho m gam bột Fe vào dung dịch gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO.
-
Câu 15:
Cho 4g hỗn hợp gồm Fe và 1 oxit sắt vào axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được bao nhiêu lít khí NO?
-
Câu 16:
Xác định mối quan hệ giữa x, y biết khi hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2
-
Câu 17:
Tính V biết cho 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng đủ với V ml dung dịch HCl 1M , thu được X. Cho NaOH dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí thu được 3 gam chất rắn.
-
Câu 18:
Hãy tìm CT oxit sắt và giá trị m biết khi hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dung dịch chứa 120 (g) một loại muối sắt duy nhất.
-
Câu 19:
Tính VCl2 cần dùng để đốt 5,6 gam Fe biết sau phản ứng thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa.
-
Câu 20:
Xác định m biết cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất.
-
Câu 21:
Tính m biết khi hòa tan m gam Fe bằng 400ml HNO3 1M thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
-
Câu 22:
Tìm giá trị m biết cho 8,4 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X.
-
Câu 23:
Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt biết cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,15 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 12,8 gam thì dừng lại.
-
Câu 24:
Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 biết khi hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam HNO3, thu được 1,568 lít NO2 (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn X.
-
Câu 25:
Xác định nồng độ % các chất biết cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc).
-
Câu 26:
Ta cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO có VX = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của NO, NO2 và khối lượng m của Fe?
-
Câu 27:
Để hoà tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
-
Câu 28:
Tính V HCl đã dùng biết hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 4M thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 300 ml dung dịch NaOH 2M.
-
Câu 29:
Chất nào sau đây oxi hóa Fe thành \(F{e^{3 + }}\) ?
-
Câu 30:
Cho biết vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn?
-
Câu 31:
Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
-
Câu 32:
Sục 0,02 mol Cl2 vào dung dịch chứa 0,06 mol FeBr2 thu được dung dịch A. Cho AgNO3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
-
Câu 33:
Cho 16,8 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch HNO31M , thu được khí NO duy nhất, lượng muối thu được cho vào dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung nóng kết tủa mà không có không khí thu được m gam chất rắn. Tính m ?
-
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lưọng tương ứng là 7:3 . Lấy m gam X cho phản ứng xảy ra hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam HNO3 sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,56 lít khí Y gồm NO và NO2 ở đktc . Gía trị của m là?
-
Câu 35:
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
-
Câu 36:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là?
-
Câu 37:
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
-
Câu 38:
Nung 25,2 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,76 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là