Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyên Viết Xuân
-
Câu 1:
Qui trình công nghệ của làm ruốc cá theo thứ tự ra sao?
A. Chuẩn bị nguyên liệu, làm khô, bao gói, hấp chín
B. Chuẩn bị nguyên liệu, làm khô, hấp chín, bao gói
C. Chuẩn bị nguyên liệu, hấp chín, làm khô, bao gói
D. Chuẩn bị nguyên liệu, hấp chín, bao gói, làm khô
-
Câu 2:
Tường nhà kho bảo quản thóc, được xây dựng bằng vật liệu gì?
A. Gỗ
B. Gạch
C. Lá
D. Tôn
-
Câu 3:
Muối được dùng làm nguyên liệu trong quá trình ướp có tác dụng gì?
A. Sát khuẩn, giảm độ ẩm của sản phẩm
B. Kích thích hoạt động của enzim và vi sinh vật
C. Làm tăng hương vị sản phẩm
D. Ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic
-
Câu 4:
Trong qui trình chế biến rau, quả xử lí nhiệt có tác dụng gì?
A. Tăng hương vị sản phẩm
B. Làm chín sản phẩm
C. Làm cho sản phẩm khô
D. Làm mất hoạt tính của enzim
-
Câu 5:
Đối với phương pháp lạnh thì thời gian bảo quản trứng là bao nhiêu?
A. 180 đến 220 ngày
B. 150 đến 200 ngày
C. 120 đến 200 ngày
D. 100 đến 220 ngày
-
Câu 6:
Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì?
A. Cây dễ hút chất dinh dưỡng
B. Đất giữ được chất dinh dưỡng
C. Cây đứng vững trong đất
D. Đất tơi xốp, thoáng khí
-
Câu 7:
Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là gì?
A. Tế bào không thể phát triển thành cây
B. Tế bào có tính toàn năng
C. Tế bào chỉ chuyên hóa đặc hiệu
D. Mô tế bào không thể sống độc lập
-
Câu 8:
Nuôi cấy mô tế bào có thể bắt đầu từ loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào hợp tử
B. Tế bào phôi sinh
C. Tế bào phân hóa
D. Tế bào phân sinh
-
Câu 9:
Ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là gì?
A. Làm giảm sức sống của cây giống
B. Làm tăng hệ số nhân giống
C. Làm phong phú giống cây trồng
D. Làm giảm hệ số nhân giống
-
Câu 10:
Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi ion nào và ở đâu?
A. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất
B. H+ và Al3+ trong keo đất
C. H+ trong dung dịch đất
D. Al3+ trong dung dịch đất
-
Câu 11:
Nêu mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
A. Cung cấp những thông tin về giống
B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà
C. Duy trì độ thuần chủng của giống
D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng
-
Câu 12:
Quá trình nào dưới đây bao gồm các công việc: công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng?
A. Nhân giống cây trồng
B. Xác định sức sống của hạt
C. Khảo nghiệm giống cây trồng
D. Sản xuất giống cây trồng
-
Câu 13:
Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng gì trong việc đưa giống mới vào khâu nào dưới đây?
A. Phổ biến trong thực tế
B. Sản xuất đại trà
C. Sản xuất
D. Trồng, cấy
-
Câu 14:
Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ xảy ra hậu quả gì?
A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới
B. Không được công nhận kịp thời giống
C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác
D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
-
Câu 15:
Quy trình nào dưới đây mô tả thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng?
A. TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo
B. TN so sánh giống → TN kiểm tra kĩ thuật → TN sản xuất quảng cáo
C. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống
D. TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật
-
Câu 16:
Do sự hình thành đất xám bạc màu ở địa hình phức tạp, khiến cho quá trình nào dưới đây xảy ra mạnh mẽ?
A. Rửa trôi các hạt sét
B. Rửa trôi các hạt keo
C. Rửa trôi chất dinh dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 17:
Đất xám bạc màu có lượng chất dinh dưỡng như thế nào?
A. Giàu
B. Nghèo
C. Trung bình
D. Đáp án khác
-
Câu 18:
Biện pháp nào dưới đây là biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?
A. Luân canh cây trồng
B. Bón vôi cải tạo đất
C. Cày sâu kết hợp bón phân
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Giai đoạn sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng được thực hiện ở đâu?
A. Các công ti
B. Các trung tâm giống cây trồng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 20:
Trường hợp nào dưới đây hạt giống được sản xuất theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn?
A. Giống cây do tác giả cung cấp
B. Hạt giống siêu nguyên chủng
C. Giống bị thoái hóa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 21:
Hệ thống hạt giống siêu nguyên chủng có đặc điểm gì?
A. Chất lượng rất cao
B. Độ thuần khiết rất cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 22:
Giai đoạn sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng được thực hiện ở đâu?
A. Xí nghiệp
B. Trung tâm sản xuất giống chuyên trách
C. Đáp án khác
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây hạt giống được sản xuất theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn?
A. Giống siêu nguyên chủng
B. Giống bị thoái hóa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 24:
Nêu ý nghĩa của giống cây trồng bằng vật nuôi cấy mô tế bào?
A. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
B. Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống hoàn toàn sạch bệnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 25:
Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây lương thực, thực phẩm là gì?
A. Súp lơ
B. Măng tây
C. Khoai tây
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 26:
Sản xuất giống cây trồng nhằm bao nhiêu mục đích?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Mục đích của sản xuất giống cây trồng là gì?
A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
B. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
C. Đưa ra giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 28:
Nhiệm vụ của giai đoạn sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng là gì?
A. Duy trì hạt giống siêu nguyên chủng
B. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng
C. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 29:
Hạt giống nguyên chủng là hạt giống có đặc điểm gì?
A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao
B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng
C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 30:
Trường hợp nào sau đây hạt giống được sản xuất theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn?
A. Giống cây do tác giả cung cấp
B. Giống nhập nội
C. Giống bị thoái hóa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 31:
Ở nước ta, bao nhiêu dân số sống bằng nghề nông?
A. 1/3
B. 2/3
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 32:
Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là gì?
A. Góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
B. Có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay đạt được bao nhiêu thành tựu nổi bật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Hạn chế trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta là gì?
A. Năng suất còn thấp
B. Chất lượng sản phẩm còn thấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 35:
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta có bao nhiêu nhiệm vụ chính cần thực hiện?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Mô tế bào có thể sống nếu có đặc điểm gì?
A. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp
B. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 37:
Nêu ý nghĩa của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào?
A. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp
B. Có hệ số nhân giống cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 38:
Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng bao nhiêu?
A. 1 µm
B. Trên 1 µm
C. Dưới 1 µm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 39:
Đa số đất lâm nghiệp có đặc tính gì?
A. Chua
B. Rất chua
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 40:
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để phân loại đất?
A. Nguồn gốc hình thành
B. Độ phì nhiêu của đất
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác