Đề thi HK2 môn Công nghệ 10 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Lê Quý Đôn
-
Câu 1:
Trồng ớt ngọt áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 2:
Công nghệ được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT?
A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng NFT
C. Giống xà lách chất lượng cao
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3:
Công nghệ thứ hai áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?
A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng
-
Câu 4:
Công nghệ thứ tư áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?
A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng
-
Câu 5:
Hệ thống nào sau đây áp dụng cho các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá?
A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh
-
Câu 6:
Hệ thống nào sau đây áp dụng cho cây cảnh nhỏ trồng trong nhà?
A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh
-
Câu 7:
Hình ảnh sau đây là giá thể gì?
A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa
-
Câu 8:
Hình ảnh sau đây là giá thể gì?
A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa
-
Câu 9:
Công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?
A. Công nghệ sấy lạnh
B. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao.
C. Công nghệ chiên chân không
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 10:
Công nghệ xử lí bằng áp suất cao:
A. Sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng 40C đến 100C.
C. Chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 11:
Công nghệ sấy để nhiệt độ khoảng:
A. < 100C
B. > 100C
C. > 650C
D. 100C ÷ 650C
-
Câu 12:
Nhược điểm của công nghệ chiên chân không:
A. Giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
B. Chi phí đầu tư lớn
C. Giảm hàm lượng chất khô
D. Giảm hàm lượng dầu
-
Câu 13:
Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao:
A. Nâng cao năng suất
B. Chi phí đầu tư nhỏ
C. Có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 14:
Hạn chế của trồng trọt công nghệ cao là:
A. Năng suất thấp
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Thiếu nguồn nhân lực
D. Lệ thuộc vào khí hậu
-
Câu 15:
Công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt là:
A. Cơ giới hóa
B. Tự động hóa
C. Công nghệ thông tin
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Thách thức của trồng trọt là:
A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
C. Gia tăng dân số
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 17:
Đâu là mô hình nhà kính phổ biến:
A. Nhà kính đơn giản
B. Nhà kính liên hoàn
C. Nhà kính hiện đại
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 18:
Ưu điểm của nhà kính đơn giản là:
A. Sử dụng hiệu quả với khu vực khí hậu ôn hòa.
B. Dễ điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè.
C. Dễ áp dụng với cây ăn quả.
D. Hiệu quả trong kiểm soát sâu, bệnh.
-
Câu 19:
Đâu không phải nhược điểm của nhà kính đơn giản?
A. Khó thi công
B. Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè
C. Khó áp dụng với cây ăn quả
D. Kiểm soát sâu bệnh ít hiệu quả
-
Câu 20:
Có mấy công nghệ tưới nước tự động?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Tưới nước phun sương là:
A. Phương pháp cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ cây hoặc bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng rễ.
B. Phương pháp cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ.
C. Phương pháp tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Thời gian sử dụng nhà kính đơn giản:
A. Từ 5 – 10 năm
B. Phụ thuộc vật liệu làm mái.
C. Trên 15 năm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 23:
Thời gian sử dụng nhà kính hiện đại:
A. Từ 5 – 10 năm
B. Phụ thuộc vật liệu làm mái.
C. Trên 15 năm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 24:
Ưu điểm nhà kính hiện đại?
A. Chủ động điều chỉnh nhiệt độ
B. Chi phí rẻ
C. Quy trình đơn giản
D. Dễ áp dụng với vùng có điều kiện kinh tế khó khăn
-
Câu 25:
Có hình thức trồng cây không dùng đất nào?
A. Thủy canh
B. Khí canh
C. Cả 3 đáp án trên
D. Đáp án khác
-
Câu 26:
Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
-
Câu 27:
Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
-
Câu 28:
Hệ thống thủy canh cơ bản gồm mấy phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Hệ thống khí canh có:
A. Bể chứa
B. Máng trồng cây
C. Hệ thống phun sương
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 30:
Đối với hệ thống khí canh, máng trồng cây là:
A. Nơi chứa dung dịch dinh dưỡng.
B. Bộ phận đỡ cây
C. Gồm bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương.
D. Đáp án khác
-
Câu 31:
Đối với hệ thống khí canh, hệ thống phun sương là:
A. Nơi chứa dung dịch dinh dưỡng.
B. Bộ phận đỡ cây
C. Gồm bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương.
D. Đáp án khác
-
Câu 32:
Bước 2 của quy trình trồng cây không dùng đất là:
A. Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
B. Điều chỉnh pH của dung dịch
C. Chọn cây
D. Trồng cây
-
Câu 33:
Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào là?
A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.
-
Câu 34:
Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi?
A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.
-
Câu 35:
Công nghệ nào sau đây được ứng dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Tự động hóa
B. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào.
C. Công nghệ sấy thăng hoa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 36:
Ưu điểm công nghệ sấy thăng hoa:
A. Giữ nguyên thành phần dinh dưỡng
B. Thay đổi màu sắc
C. Thay đổi mùi vị
D. Chi phí cao
-
Câu 37:
Ưu điểm của công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi là:
A. Hạn chế hô hấp
B. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
C. Duy trì chất lượng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 38:
Trồng xà lách áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 39:
Trồng dưa chuột áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Trồng cà chua áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên