Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 10 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THPT Ông Ích Khiêm
-
Câu 1:
Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Trên hình chiếu trục đo, hệ số biến dạng theo trục O’x’ là:
A. p
B. q
C. r
D. p, q, r
-
Câu 3:
Trên hình chiếu trục đo, hệ số biến dạng theo trục O’y’ là:
A. p
B. q
C. r
D. p, q, r
-
Câu 4:
Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều là:
A. p = q = r ≠ 1
B. p = q = r = 1
C. p = r = 0,5; q = 1
D. p = r = 1; q = 0,5
-
Câu 5:
Người ta vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt tọa độ theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Bước 1 của quy trình vẽ hình chiếu trục đo là gì?
A. Gắn hệ trục tọa độ
B. Vẽ hình chiếu trục đo hình hộp bao ngoài
C. Vẽ các thành phần
D. Tẩy xóa nét thừa, tô đậm
-
Câu 7:
Bước 3 của quy trình vẽ hình chiếu trục đo là gì?
A. Gắn hệ trục tọa độ
B. Vẽ hình chiếu trục đo hình hộp bao ngoài
C. Vẽ các thành phần
D. Tẩy xóa nét thừa, tô đậm
-
Câu 8:
Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
A. mặt phẳng xOz không song song với mặt phẳng p
B. phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng p
C. p = 0,5
D. q = 1
-
Câu 9:
Trên hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng hình chiếu là mặt phẳng:
A. Giao giữa mặt phẳng tầm mắt và mặt phẳng thẳng đứng
B. Thẳng đứng
C. Đi qua điểm nhìn
D. Chứa vật thể
-
Câu 10:
Trên hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng:
A. Giao giữa mặt phẳng tầm mắt và mặt phẳng thẳng đứng
B. Thẳng đứng
C. Đi qua điểm nhìn
D. Chứa vật thể
-
Câu 11:
Trên hình chiếu phối cảnh, đường chân trời là:
A. Giao giữa mặt phẳng tầm mắt và mặt phẳng thẳng đứng
B. Thẳng đứng
C. Đi qua điểm nhìn
D. Chứa vật thể
-
Câu 12:
Thông thường có mấy loại hình chiếu phối cảnh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Ren ngoài có tên gọi khác là:
A. Ren trục
B. Ren trong
C. Ren lỗ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 14:
Đối với ren thấy, đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Vẽ hở bằng nét liền mảnh
-
Câu 15:
Đối với ren thấy, đường chân ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Vẽ hở bằng nét liền mảnh
-
Câu 16:
M là kí hiệu của loại ren nào?
A. Ren hệ mét
B. Ren vuông
C. Ren thang
D. Đáp án khác
-
Câu 17:
Quá trình thiết kế một công trình thường qua mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Bản vẽ thiết kế phương án:
A. Các bản vẽ thể hiện ý tưởng người thiết kế.
B. Các bản vẽ thể hiện cấu tạo, kiến trúc, vật liệu.
C. Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Bản vẽ kĩ thuật thi công:
A. Các bản vẽ thể hiện ý tưởng người thiết kế.
B. Các bản vẽ thể hiện cấu tạo, kiến trúc, vật liệu.
C. Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 20:
Hãy cho biết trên bản vẽ nhà, đâu là kí hiệu cửa đi đơn 1 cánh?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 21:
Hãy cho biết trên bản vẽ nhà, đâu là kí hiệu cửa nâng hoặc cửa cuốn?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 22:
Một ngôi nhà thường có hình biểu diễn chính nào?
A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Mặt cắt
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 23:
Mặt bằng là gì?
A. Là hình cắt bằng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang đi qua cửa sổ.
B. Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.
C. Là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng cắt qua không gian trống của ngôi nhà.
D. Đáp án khác
-
Câu 24:
Mặt cắt là gì?
A. Là hình cắt bằng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang đi qua cửa sổ.
B. Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.
C. Là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng cắt qua không gian trống của ngôi nhà.
D. Đáp án khác
-
Câu 25:
Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu:
A. Vuông góc
B. Song song
C. Xuyên tâm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 26:
Mặt phẳng tầm mắt:
A. Là mặt phẳng đặt vật thể.
B. Vuông góc với mặt phẳng đặt vật thể.
C. Song song với mặt phẳng vật thể.
D. Giao mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt.
-
Câu 27:
Đường chân trời:
A. Là mặt phẳng đặt vật thể.
B. Vuông góc với mặt phẳng đặt vật thể.
C. Song song với mặt phẳng vật thể.
D. Giao mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt.
-
Câu 28:
Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ có:
A. Mặt tranh song song với một mặt vật thể.
B. Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
C. Cả 3 đáp án trên
D. Đáp án khác
-
Câu 29:
Lập bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Bước 2 của quy trình lập bản vẽ chi tiết:
A. Bố thí các hình biểu diễn.
B. Vẽ mờ
C. Tô đậm
D. Hoàn thiện bản vẽ
-
Câu 31:
Khi đọc bản vẽ chi tiết, người ta đọc khung tên để biết:
A. Tên chi tiết
B. Hình dạng chi tiết
C. Kích thước chung của chi tiết
D. Yêu cầu về gia công chi tiết
-
Câu 32:
Khi đọc bản vẽ chi tiết, người ta đọc yêu cầu kĩ thuật để biết:
A. Tên chi tiết
B. Hình dạng chi tiết
C. Kích thước chung của chi tiết
D. Yêu cầu về gia công chi tiết
-
Câu 33:
Bản vẽ lắp thể hiện:
A. Hình dạng chi tiết
B. Vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 34:
Hình biểu diễn của bộ phận lắp là:
A. Các hình chiếu
B. Kích thước lắp ghép của các chi tiết
C. Số thứ tự
D. Tên sản phẩm
-
Câu 35:
Khung tên thể hiện:
A. Các hình chiếu
B. Kích thước lắp ghép của các chi tiết
C. Số thứ tự
D. Tên sản phẩm
-
Câu 36:
Đọc bản vẽ lắp thực hiện theo mấy bước:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 37:
Kí hiệu cây có tán là:
A.
B.
C.
D.
-
Câu 38:
Mặt đứng của ngôi nhà:
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà
B. Là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 39:
Mặt bằng của ngôi nhà:
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà
B. Là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Bước 3 của quy trình lập bản vẽ xây dựng là:
A. Chọn tỉ lệ
B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn.
C. Vẽ tường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng.
D. Vẽ cửa chính, các phòng, cửa sổ.