Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Câu 1:
Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?
A. Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm
B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính
C. Sử dụng các loài vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ
D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh
-
Câu 2:
Vì sao cơ khí chế tạo thúc đẩy, hỗ trợ các ngành nghề khác phát triển?
A. Vì nó tạo ra các máy móc phục vụ cho đời sống con người.
B. Vì nó tạo ra các máy móc phục vụ cho các ngành nghề khác.
C. Vì nó nâng cao hiệu quả và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho quá trình chế tạo.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3:
Việc sử dụng các sản phẩm cơ khí chế tạo trong sản xuất sẽ đem lại điều gì?
A. Giảm sức lao động
B. Tăng năng suất
C. Tiết kiệm tài nguyên
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 4:
Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ sư cơ học
C. Thợ gia công cơ khí
D. Thợ lắp ráp cơ khí
-
Câu 5:
Lí do gì khiến vật liệu kim loại trở thành vật liệu chế tạo chủ yếu?
A. Tính gia công tốt
B. Độ cứng cao
C. Độ bền cao
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Yêu cầu về năng lực cần có của người thực hiện công việc thiết kế sản phẩm cơ khí là?
A. Có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết
B. Am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí: tính toán thiết kế, gia công cơ khí
C. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng là
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 7:
Công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán, kích thước các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra là?
A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Gia công cơ khí
C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
-
Câu 8:
Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ sư cơ học
C. Thợ gia công cơ khí
D. Thợ lắp ráp cơ khí
-
Câu 9:
Vì sao sử dụng được các phần mềm AutoCAD, 3D Solidworks, ... là một lợi thế của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí?
A. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc tính toán - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc thiết kế - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
C. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc chế tạo - công việc của người làm thiết kế sản phẩm cơ khí
D. Vì đây là phần mềm hỗ trợ công việc lắp ráp - công việc của người làm thiết kế kĩ sản phẩm cơ khí
-
Câu 10:
Đặc điểm và môi trường làm việc của ngành cơ khí khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Vì vậy, người lao động cần:
A. Có sức khỏe tốt; cẩn thận, kiên trì; yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.
B. Có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
C. Có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 11:
Yêu cầu của nhóm việc gia công cơ khí là?
A. Thiết lập chế độ làm việc và vận hành các máy công cụ để chế tạo ra sản phẩm cơ khí đúng yêu cầu
B. Vận hành và giám sát máy công cụ để phát hiện các lỗi hoặc trục trặc từ đó điều chỉnh máy khi cần thiết
C. Kiểm tra các phần công việc để tìm lỗi và sử dụng các dụng cụ đo để kiểm tra các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 12:
Công việc sử dụng các máy công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật liệu để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu là?
A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Gia công cơ khí
C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
-
Câu 13:
Ngành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lí sự cố, sửa chữa các sai hỏng là?
A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
B. Gia công cơ khí
C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
-
Câu 14:
Nhóm vật liệu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cơ khí là?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu mới
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 15:
Vật liệu mới là
A. Hợp kim nhôm
B. Cao su
C. Vật liệu nano
D. Nhựa
-
Câu 16:
Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm
A. Vật liệu kim loại và hợp kim
B. Vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu mới
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 17:
Vật liệu cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay là?
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim đồng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 18:
Tính chất cơ học của vật liệu được đặc trưng bởi?
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Vật liệu phi kim loại là?
A. Vật liệu vô cơ
B. Vật liệu hữu cơ
C. Vật liệu composite
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 20:
Tính chất đặc trưng cơ bản của vật liệu là?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lí
C. Tính chất hóa học
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 21:
Vật liệu có kích thước rất nhỏ cỡ từ 1 đến 100 nanômét là?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu vô cơ
C. Vật liệu composite
D. Vật liệu nano
-
Câu 22:
Nhóm chính của kim loại màu và hợp kim màu là:
A. Đồng và hợp kim của đồng
B. Nhôm và hợp kim của nhôm
C. Sắt và hợp kim của sắt
D. Đáp án A và B
-
Câu 23:
Các tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim là?
A. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học
B. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học
C. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất công nghệ
D. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học, tính chất công nghệ
-
Câu 24:
Vật liệu không có khả năng rèn, dập vì giòn là?
A. Gang
B. Thép carbon
C. Thép hợp kim
D. Đồng và hợp kim đồng
-
Câu 25:
Thép có tỉ lệ carbon:
A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
C. > 2,14
D. ≥ 2,14%
-
Câu 26:
Đâu là hợp kim màu?
A. Gang
B. Thép carbon
C. Thép hợp kim
D. Kẽm hợp kim
-
Câu 27:
Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng
B. Tính dẫn điện
C. Tính dẫn nhiệt
D. Tính chịu acid
-
Câu 28:
Trong ngành cơ khí, vật liệu nào được dùng trong chế tạo máy bay, thiết bị ngành hàng không, đóng tàu,....
A. Thép hợp kim
B. Thép carbon
C. Đồng và hợp kim đồng
D. Nhôm và hợp kim nhôm
-
Câu 29:
Vật liệu phi kim loại gồm
A. Vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ
B. Kim loại, hợp kim
C. Nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su
D. Các vật liệu mới
-
Câu 30:
Cao su thiên nhiên được chế biến từ đâu?
A. Nhựa cây cao su
B. Than đá
C. Dầu mỏ
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 31:
Phương pháp nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại là?
A. Quan sát đặc trưng quang học
B. Xác định khối lượng riêng
C. Phá hủy mẫu bằng tác động cơ học
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 32:
Cao su là?
A. Vật liệu chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi làm nguội
B. Vật liệu rắn hóa ngay sau khi được ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công, không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại
C. Vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 33:
Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là
A. Dễ gia công
B. Không bị oxy hóa
C. Ít mài mòn
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 34:
Ưu điểm của vật liệu phi kim mà các loại vật liệu khác không thể thay thế là?
A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
B. Tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
C. Tính cứng, dẻo, dễ rèn dập, dẫn điện, dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt
D. Tính cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ nổi trội so với các vật liệu truyền thống
-
Câu 35:
Đâu là vật liệu cơ khí mới?
A. Hợp kim đồng
B. Gốm ôxit
C. Nhựa nhiệt rắn
D. Composite nền kim loại
-
Câu 36:
Vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất là?
A. Vật liệu kim loại và hợp kim
B. Vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu mới
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 37:
Loại vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó?
A. Vật liệu nano
B. Vật liệu composite
C. Vật liệu có cơ tính biến thiên
D. Hợp kim nhớ hình
-
Câu 38:
Ứng dụng của vật liệu nano trong lĩnh vực cơ khí là?
A. Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ô tô, vật liệu nano được dùng để tạo ra các vật liệu siêu nhẹ – siêu bền dùng cho sản xuất các thiết bị xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ,...
B. Trong công nghiệp chế tạo robot, vật liệu nano dùng để chế tạo loại robot mini để ứng dụng vào trong các lĩnh vực y tế, sinh học,...
C. Trong chế tạo máy, vật liệu nano được dùng để làm các lớp phủ lên các bạc trục, các trục để chống mài mòn; các lớp phủ lên các bề mặt của các chi tiết máy để chống ăn mòn,...
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 39:
Trong công nghiệp robot, vật liệu composite dùng để chế tạo gì?
A. Vỏ máy bay, ô tô, tàu thủy
B. Dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng
C. Chi tiết robot, cánh tay robot
D. Bình chịu áp lực, quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng/ khí
-
Câu 40:
Ứng dụng của hợp kim nhớ hình là?
A. Bộ truyền động cho bàn tay giả
B. Chuồn chuồn robot
C. Cánh máy bay thay đổi hình dạng bề mặt điều khiển
D. Cả 3 đáp án trên