Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Theo TCVN, từ khổ giấy Ao, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A3?
A. 4 lần
B. 5 lần
C. 2 lần
D. 3 lần
-
Câu 2:
Khung tên trên bản vẽ kĩ thuật nằm ở vị trí nào?
A. Góc trái phía trên bản vẽ.
B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Góc phải phía trên bản vẽ.
D. Góc trái phía dưới bản vẽ.
-
Câu 3:
Nét liền đậm dùng để vẽ các đối tượng nào?
A. Đường gióng, đường kích thước.
B. Đường tâm, đường trục đối xứng.
C. Đường bao thấy, cạnh thấy.
D. Đường bao khuất, cạnh khuất.
-
Câu 4:
Nét liền mảnh dùng các yếu tố nào sau đây?
A. Đường tâm, đường trục đối xứng.
B. Đường bao thấy, cạnh thấy.
C. Đường bao khuất, cạnh khuất.
D. Đường gióng, đường kích thước.
-
Câu 5:
Nét đứt mảnh dùng yếu tố nào?
A. Đường bao khuất, cạnh khuất.
B. Đường gióng, đường kích thước.
C. Đường bao thấy, cạnh thấy.
D. Đường tâm, đường trục đối xứng
-
Câu 6:
Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ yếu tố gì?
A. Đường tâm, đường trục đối xứng.
B. Đường bao thấy, cạnh thấy.
C. Đường bao khuất, cạnh khuất.
D. Đường gióng, đường kích thước.
-
Câu 7:
Theo TCVN, kiểu chữ dùng trong bảng vẽ kĩ thuật là kiểu chữ gì?
A. Kiểu chữ ngang.
B. Kiểu chữ nghiêng.
C. Kiểu chữ đứng.
D. Tùy ý.
-
Câu 8:
Đường kích thước được vẽ bằng nét vẽ nào?
A. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
B. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
-
Câu 9:
Đường gióng kích thước được vẽ bằng nét vẽ gì?
A. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
B. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
D. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
-
Câu 10:
Hình cắt là hình biểu diễn yếu tố gì?
A. Mặt phẳng hình chiếu bằng.
B. Phần bỏ đi của vật thể.
C. Mặt phẳng cắt.
D. Phần còn lại của vật thể.
-
Câu 11:
Chiều rộng của nét liền đậm thường lấy là bao nhiêu?
A. 0,5mm
B. 1mm
C. 0,25mm
D. 0,75mm
-
Câu 12:
Để vẽ đường giới hạn một phần hình cắt ta dùng nét gì?
A. Chấm gạch mảnh
B. Liền đậm
C. Đứt mảnh
D. Lượn sóng.
-
Câu 13:
Chiều rộng của nét chữ thường lấy bằng bao nhiêu?
A. 3/10 h
B. 1/10 h
C. 2/10 h
D. 4/10 h
-
Câu 14:
Khi ghi kích thước đường gióng kích thước vượt quá đường kích thước một đoạn là bao nhiêu?
A. 1mm đền 3mm
B. 3mm đền 4mm
C. 2mm đền 4mm
D. 5mm đền 5mm
-
Câu 15:
Trong PPCG1 hình chiếu cạnh đặt ở đâu?
A. Phía trên hình chiếu đứng.
B. Phía dưới hình chiếu đứng.
C. Bên trái hình chiếu đứng.
D. Bên phải hình chiếu đứng.
-
Câu 16:
Trong PPCG3 hình chiếu bằng đặt ở đâu?
A. Phía tdưới hình chiếu đứng.
B. Phía trên hình chiếu đứng.
C. Bên trái hình chiếu đứng.
D. Bên phải hình chiếu đứng.
-
Câu 17:
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào?
A. Mặt bằng, chiếu cạnh, mặt cắt.
B. Chiếu đứng, chiếu bằng, mặt cắt
C. Chiếu đứng, hình cắt, mặt cắt
D. Mặt bằng, mặt đứng, hình cắt
-
Câu 18:
Góc trục đo là góc tạo bởi các yếu tố nào?
A. Các chiều của vật thể.
B. Các trục đo.
C. Các trục tọa độ.
D. Các phương chiếu.
-
Câu 19:
Khối nào có hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh giống nhau?
A. Khối lập phương.
B. Khối hình nón.
C. Khối lăng trụ đáy là tam giác.
D. Khối hình trụ.
-
Câu 20:
Để vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ cần bao nhiêu bước?
A. 6 Bước
B. 5 Bước
C. 4 Bước
D. 7 Bước
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây đúng về hệ số biến dạng?
A. p là hệ số biến dạng theo trục O’X’
B. là hệ số biến dạng theo trục O’Y’
C. r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 22:
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn bao nhiêu chiều vật thể?
A. 2 chiều vật thể
B. 3 chiều vật thể
C. 4 chiều vật thể
D. 1 chiều vật thể
-
Câu 23:
Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu nào sau đây?
A. Song song
B. Vuông góc
C. Xuyên tâm
D. Bất kì
-
Câu 24:
Mặt tranh có đặc điểm là gì?
A. Mặt phẳng nằm ngang đặt vật thể
B. Mặt phẳng đặt vật thể
C. Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng
D. Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn
-
Câu 25:
Hình chiếu trục đo dùng để biểu diễn yếu tố nào của vật thể?
A. Biểu diễn khoảng cách của vật thể
B. Thể hiện các chi tiết của vật thể
C. Biểu diễn hình dạng của vật thể
D. Biểu diễn kích thước của vật thể.
-
Câu 26:
p, q, r là hệ số biến dạng theo các trục số O'x, O'y, O'z thì hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm gì?
A. p = r = 1, q = 0,5
B. q = r = 1, p = 0,5
C. p = q = r = 1
D. p = q =1, r = 0,5
-
Câu 27:
Dựa vào vị trí mặt tranh, hình chiếu phối cảnh được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 28:
Phép chiếu vuông góc, các tia chiếu có đặc điểm gì?
A. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
B. Các tia chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu.
C. Các tia chiếu đồng quy tại một điểm
D. Các tia chiếu không song song với nhau.
-
Câu 29:
Để thể hiện bề dày của thép chữ V ta thường dùng mặt cắt nào?
A. Mặt cắt rời.
B. Hình cắt cục bộ
C. Mặt cắt chập
D. Hình cắt toàn bộ.
-
Câu 30:
Công dụng của bản vẽ chi tiết nào?
A. Để biểu diễn vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
B. Để biểu diễn hình dạng chi tiết.
C. Để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
D. Để lắp ráp các chi tiết.
-
Câu 31:
Hình chiếu trục đo xiên góc cân có góc trục đo là bao nhiêu?
A. X'O'Z' =1350, X'O'Z' = Y'O'Z' = 900
B. X'O'Y' = Y'O'Z' = X'O'Z' = 900
C. X'O'Y' = Y'O'Z' = X'O'Z' = 1200
D. X'O'Z' = 900 , X'O'Y' = Y'O'Z' = 1350
-
Câu 32:
Bản vẽ kĩ thuật có lề nào sau đây kích thước 10mm?
A. Lề trái
B. Lề phải
C. Không bắt buộc
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật được thể hiện bằng bao nhiêu nét vẽ?
A. 1 nét vẽ
B. 2 nét vẽ
C. Nhiều loại nét vẽ khác nhau
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 34:
TCVN 7284 – 2 : 2003 quy định khổ chữ và kiểu chữ của chữ Latinh viết cho tài liệu gì?
A. Bản vẽ kĩ thuật
B. Các tài liệu kĩ thuật
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 35:
594x420 mm là kích thước khổ giấy nào sau đây?
A. A0
B. A1
C. A2
D. A3
-
Câu 36:
Các vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu dùng hình chiếu biểu diễn thì hình vẽ sẽ như thế nào?
A. Có nhiều nét đứt
B. Bản vẽ không rõ ràng
C. Bản vẽ không sáng sủa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 37:
Cho vật thể có hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh như sau:
Đâu là hình chiếu cạnh?
A.
B.
C.
D. Đáp án khác
-
Câu 38:
Cho vật thể có hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh như sau:
Đâu là hình chiếu trục đo của vật thể trên?
A.
B.
C.
D. Đáp án khác
-
Câu 39:
Hình chiếu trục đo thì hướng chiếu l có đặc điểm?
A. Không song song với trục tọa độ.
B. Song song với (P’) và các trục tọa độ.
C. Không song song với (P’) và các trục tọa độ.
D. Không song song với (P’).
-
Câu 40:
Hình chiếu cạnh được đặt ở đâu so với hình chiếu đứng?( PPCG1)
A. Bên phải.
B. Ở dưới.
C. Bên trái
D. Ở trên