Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023
Trường THPT Minh Long
-
Câu 1:
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố nào?
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất
C. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
D. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất
-
Câu 2:
Môn Địa lí không có vai trò nào?
A. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học
B. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ
-
Câu 3:
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học
B. Chỉ được học ở trung học cơ sở
C. Mang tính độc lập và khác biệt
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp
-
Câu 4:
Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí
B. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…)
C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo
D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế
-
Câu 5:
Môn Địa lí được học ở đâu?
A. tất cả các cấp học phổ thông
B. cấp trung học, chuyên nghiệp
C. cấp tiểu học, trung học cơ sở
D. tất cả các môn học ở tiểu học
-
Câu 6:
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là gì?
A. môi trường, tài nguyên
B. nông nghiệp, du lịch
C. khí hậu học, địa chất
D. dân số học, đô thị học
-
Câu 7:
Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để làm gì?
A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội
B. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới
C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ
D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan
-
Câu 8:
Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào?
A. tỉ lệ bản đồ
B. ảnh trên bản đồ
C. phần chú giải
D. tên bản đồ
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng
B. Thể hiện được quy mô của đối tượng
C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
D. Xác định được vị trí của đối tượng
-
Câu 10:
Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ sẽ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 9km
B. 900km
C. 90km
D. 0,9km
-
Câu 11:
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng gì?
A. tập trung thành vùng rộng lớn
B. di chuyển theo các hướng bất kì
C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
D. phân bố theo những điểm cụ thể
-
Câu 12:
Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. bản đồ - biểu đồ
B. đường chuyển động
C. chấm điểm
D. kí hiệu
-
Câu 13:
Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. kí hiệu
B. bản đồ - biểu đồ
C. chấm điểm
D. đường chuyển động
-
Câu 14:
Đối tượng nào được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng
B. Hướng gió
C. Luồng di dân
D. Dòng biển
-
Câu 15:
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt gồm các tầng nào?
A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit
B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan
C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích
D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan
-
Câu 16:
Phát biểu nào đúng với lớp Manti dưới?
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn
B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km
C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
-
Câu 17:
Đặc điểm của lớp Manti dưới là gì?
A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
C. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km
D. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo
-
Câu 18:
Phát biểu nào không đúng với lớp Manti trên?
A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo
C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km
D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
-
Câu 19:
Phát biểu nào không đúng với nhân trong Trái Đất?
A. Vật chất lỏng
B. Nhiều Ni, Fe
C. Nhiệt độ rất cao
D. Áp suất rất lớn
-
Câu 20:
Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão
B. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh
C. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm
-
Câu 21:
Phát biểu nào không đúng với lớp vỏ Trái Đất?
A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển
B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích
C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km
D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau
-
Câu 22:
Hiện tượng nào là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời
C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
-
Câu 23:
Nơi nào trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
A. Cực
B. Chí tuyến
C. Xích đạo
D. Vòng cực
-
Câu 24:
Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là ngày bao nhiêu?
A. 01/01
B. 21/3
C. 15/01
D. 05/02
-
Câu 25:
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày nào?
A. 21/3
B. 22/6
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 26:
Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do đâu?
A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn
D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời
-
Câu 27:
Ngày nào ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
A. 21/3
B. 22/6
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 28:
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/12
B. 21/3
C. 23/9
D. 22/6
-
Câu 29:
Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là gì?
A. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
B. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan
C. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa
D. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit
-
Câu 30:
Biểu hiện nào là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
A. Núi uốn nếp
B. Các địa luỹ
C. Lục địa nâng
D. Các địa hào
-
Câu 31:
Phát biểu nào không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
A. Sinh ra những địa luỹ, địa hào
B. Có hiện tượng động đất, núi lửa
C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống
D. Tạo nên những nơi núi uốn nếp
-
Câu 32:
Dựa vào tiêu chí nào để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Đặc tính vật chất, độ dẻo
B. Cấu tạo địa chất, độ dày
C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá
D. Sự phân chia của các tầng
-
Câu 33:
Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm nên hiện tượng nào?
A. thành núi uốn nếp
B. những nơi địa luỹ
C. những nơi địa hào
D. lục địa nâng lên
-
Câu 34:
Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường gây nên hiện tượng gì?
A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn
B. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy
C. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.
D. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
A. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy
B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi
C. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn
D. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống
-
Câu 36:
Nêu các quá trình ngoại lực của ngoại lực?
A. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ
B. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ
C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ
D. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
-
Câu 37:
Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. phong hoá
B. bóc mòn
C. vận chuyển
D. bồi tụ
-
Câu 38:
Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. phong hoá
B. vận chuyển
C. bồi tụ
D. bóc mòn
-
Câu 39:
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của yếu tố nào?
A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất
B. sự phân huỷ các chất phóng xạ
C. các phản ứng hoá học khác nhau
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất
-
Câu 40:
Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình gì?
A. bồi tụ
B. băng tích
C. thổi mòn
D. mài mòn