Đề thi HK2 môn Địa lí 10 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Trần Phú
-
Câu 1:
Nhận định nào không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng
B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai
C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất)
D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững
-
Câu 2:
Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do đâu?
A. Thiên tai cực đoan
B. Ô nhiễm nước biển
C. Hiệu ứng nhà kính
D. Mưa acid, băng tan
-
Câu 3:
Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là gì?
A. Sự phát triển bền vững
B. Định hướng phát triển bền vững
C. Mục tiêu phát triển bền vững
D. Giải pháp phát triển bền vững
-
Câu 4:
Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là gì?
A. Chấm dứt chạy đua vũ trang
B. Xoá bỏ đói nghèo ở các nước
C. Tăng cường khai thác tài nguyên
D. Chấm dứt tình trạng khủng bố
-
Câu 5:
Phát biểu nào không đúng với tài nguyên thiên nhiên?
A. Là các vật chất tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
B. Nhiều tài nguyên do khai thác quá mức dẫn đến ngày càng bị cạn kiệt
C. Phân bố đều khắp ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới
D. Số lượng tài nguyên được bổ sung không ngừng trong lịch sử phát triển
-
Câu 6:
Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên nào?
A. Tài nguyên sinh vật
B. Tài nguyên khoáng sản
C. Tài nguyên nước
D. Tài nguyên đất
-
Câu 7:
Đâu là các thành phần cơ bản của môi trường?
A. Tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối
B. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội
C. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội
D. Môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội
-
Câu 8:
Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên nào?
A. Không bị hao kiệt, khôi phục được
B. Khôi phục được, không khôi phục
C. Có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt
D. Không bị hao kiệt, không khôi phục
-
Câu 9:
Hiện nay, những đồng tiền nào trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp
B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức
C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po
D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật
-
Câu 10:
Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là gì?
A. Thương mại
B. Nhập khẩu
C. Ngoại thương
D. Nội thương
-
Câu 11:
Phát biểu nào là hợp lí nhất về cơ cấu hàng xuất khẩu?
A. Nhóm nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến
B. Nhóm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng
C. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm sản phẩm tiêu dùng
D. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm các tư liệu sản xuất
-
Câu 12:
Ngành tài chính - ngân hàng không có vai trò nào?
A. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm
B. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau
C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất
D. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
-
Câu 13:
Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là gì?
A. USMCA
B. WTO
C. UNWTO
D. IMF
-
Câu 14:
Nhân tố nào là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá
B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch
C. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên
D. Đặc điểm thị trường của khách du lịch
-
Câu 15:
Ngành du lịch có đặc điểm nào?
A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ
B. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt
C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động
D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng
-
Câu 16:
Nước nào có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới?
A. Nhật Bản
B. Đức
C. Trung Quốc
D. Hoa Kì
-
Câu 17:
Ngành nào được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước?
A. Bưu chính viễn thông
B. Chế biến dầu khí
C. Chế biến lương thực
D. Giao thông vận tải
-
Câu 18:
Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông?
A. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật
B. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư
C. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư
D. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển
-
Câu 19:
Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là gì?
A. WTO
B. ITU
C. IMB
D. UPU
-
Câu 20:
Ngành bưu chính viễn thông có đặc điểm nào?
A. Chất lượng được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi cao, sự an toàn
B. Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện
C. Sự phân bố của ngành mang tính đặc thù, theo mạng lưới và vận chuyển tin tức
D. Đối tượng phục vụ là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra
-
Câu 21:
Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?
A. Máy móc
B. Dầu mỏ
C. Hàng tiêu dùng
D. Lương thực
-
Câu 22:
Quốc gia nào có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?
A. Hoa Kì
B. Ả-rập Xê-út
C. Nhật Bản
D. LB Nga
-
Câu 23:
Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định
A. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải
B. Trình độ phát triển giao thông vận tải
C. Vai trò của ngành giao thông vận tải
D. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
-
Câu 24:
Luồng vận tải đường biển lớn nhất Thế giới nối liền các đại dương nào?
A. Hai bờ Thái Bình Dương
B. Hai bờ Đại Tây Dương
C. Đại tây Dương và Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
-
Câu 25:
Ngành dịch vụ nào thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Thông tin liên lạc
B. Hành chính công
C. Hoạt động bán buôn
D. Hoạt động đoàn thể
-
Câu 26:
Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ nào?
A. Dịch vụ công
B. Tiêu dùng
C. Bảo hiểm
D. Kinh doanh
-
Câu 27:
Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào?
A. Dịch vụ tư
B. Dịch vụ kinh doanh
C. Dịch vụ tiêu dùng
D. Dịch vụ công
-
Câu 28:
Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào?
A. Mức sống và thu nhập thực tế
B. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư
C. Trình độ phát triển kinh tế
D. Quy mô và cơ cấu dân số
-
Câu 29:
Ở châu Á, quốc gia nào phát triển mạnh năng lượng tái tạo?
A. Triều Tiên
B. Việt Nam
C. Hàn Quốc
D. Nhật Bản
-
Câu 30:
Năng lượng nào không phải nguồn năng lượng tái tạo?
A. Sức gió
B. Nhiệt điện
C. Mặt Trời
D. Sức nước
-
Câu 31:
Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới là gì?
A. Sức nước, nhiệt điện, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học
B. Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy điện, nhiên liệu sinh học
C. Sức nước, thủy điện, ánh sáng mặt trời, điện nguyên tử, điện hạt nhân
D. Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học
-
Câu 32:
Quốc gia nào phát triển mạnh năng lượng tái tạo?
A. LB Nga
B. Ấn Độ
C. Bra-xin
D. Hoa Kì
-
Câu 33:
Khu công nghiệp không có vai trò nào?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
-
Câu 34:
Vùng công nghiệp không có vai trò nào?
A. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cấp cao nhất
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại
C. Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực
D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế
-
Câu 35:
Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của tổ chức lãnh thổ nào?
A. Vùng công nghiệp
B. Điểm công nghiệp
C. Khu công nghiệp tập trung
D. Trung tâm công nghiệp
-
Câu 36:
Điểm công nghiệp có vai trò nào?
A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
-
Câu 37:
Phát biểu nào không đúng với công nghiệp điện?
A. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn
B. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa
C. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện
D. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành
-
Câu 38:
Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở đâu?
A. Mĩ Latinh
B. Tây Âu
C. Bắc Mĩ
D. Trung Đông
-
Câu 39:
Phát biểu nào không đúng với công nghiệp điện?
A. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là ở các nước đang phát triển
B. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước đang phát triển
C. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, tuabin khí
D. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh
-
Câu 40:
Đặc điểm của than nâu không phải là gì?
A. Không cứng
B. Nhiều tro
C. Rất giòn
D. Độ ẩm cao