Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Phan Liêm
-
Câu 1:
Nhóm nghề nghiệp nào liên quan đến địa lí tổng hợp?
A. nông nghiệp, du lịch
B. dân số, đô thị học
C. khí hậu học, địa chất
D. quy hoạch, GIS
-
Câu 2:
Nhóm nghề nghiệp nào liên quan đến tự nhiên tổng hợp?
A. môi trường, tài nguyên
B. khí hậu học, địa chất
C. nông nghiệp, du lịch
D. dân số học, đô thị học
-
Câu 3:
Địa lí học gồm có những thành phần nào?
A. kinh tế đô thị và địa chất học
B. bản đồ học và kinh tế - xã hội
C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên
D. địa lí tự nhiên và bản đồ học
-
Câu 4:
Biểu hiện nào không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, lí,…)
B. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo
C. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí
D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế
-
Câu 5:
Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Điều tra địa chất
B. Quản lí đất đai
C. Kĩ sư trắc địa
D. Quản lí xã hội
-
Câu 6:
A. số lượng và hướng di chuyển đối tượng
B. khối lượng và tốc độ của các đối tượng
C. số lượng và khối lượng của đối tượng
D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng
-
Câu 7:
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng gì?
A. di chuyển theo các hướng bất kì
B. phân bố theo những điểm cụ thể
C. tập trung thành vùng rộng lớn
D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
-
Câu 8:
Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. kí hiệu
B. bản đồ - biểu đồ
C. chấm điểm
D. đường chuyển động
-
Câu 9:
Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. khoanh vùng
B. chấm điểm
C. bản đồ - biểu đồ
D. đường chuyển động
-
Câu 10:
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí như thế nào?
A. được sắp xếp thứ tự theo thời gian
B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính
C. trong một khoảng thời gian nhất định
D. được phân bố ở cácvùng khác nhau
-
Câu 11:
Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào các yếu tố gì?
A. các đường kinh, vĩ tuyến
B. kí hiệu và vĩ tuyến
C. chú giải và kí hiệu
D. kinh tuyến và chú giải
-
Câu 12:
Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để làm gì?
A. quy hoạch các trung tâm công nghiệp, khu đô thị
B. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi
C. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công
D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch
-
Câu 13:
Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về hướng nào?
A. Nam
B. Đông
C. Tây
D. Bắc
-
Câu 14:
Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
A. Phân tích mối liên hệ
B. Tính toán khoảng cách
C. Xác định hệ toạ độ địa lí
D. Mô tả vị trí đối tượng
-
Câu 15:
Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện yếu tố gì?
A. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế
B. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến
C. bản chú giải cuả một bản đồ
D. các đối tượng địa lí trên bản đồ
-
Câu 16:
Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS là của quốc gia nào?
A. Liên bang Nga
B. Hoa Kì
C. Trung Quốc
D. Hàn Quốc
-
Câu 17:
Ưu điểm lớn nhất của GPS là gì?
A. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng
B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng
D. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng
-
Câu 18:
Nhận định nào không đúng với bản đồ số?
A. Rất thuận lợi trong sử dụng
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ
C. Mất nhiều chi phí lưu trữ
D. Là một tập hợp có tổ chức
-
Câu 19:
Bắt đầu từ năm nào GPS được sử dụng vào mục đích dân sự?
A. 1990
B. 1970
C. 1980
D. 2000
-
Câu 20:
Hệ thống định vị toàn cầu BEIDAU là của quốc gia nào?
A. Liên bang Nga
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Hoa Kì
-
Câu 21:
Nhận định nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam
B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km
C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
Câu 22:
Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa như thế nào?
A. badan, trầm tích, granit
B. granit, badan, trầm tích
C. trầm tích, badan, granit
D. trầm tích, granit, badan
-
Câu 23:
Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có những yếu tố nào?
A. các loại đá nhất định
B. đất, nước và không khí
C. một số mảng kiến tạo
D. đại dương, lục địa và núi
-
Câu 24:
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là bao nhiêu?
A. 30km
B. 50km
C. 5km
D. 15km
-
Câu 25:
Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá gì?
A. badan và trầm tích
B. badan và biến chất
C. badan và granit
D. trầm tích và granit
-
Câu 26:
Quốc gia nào có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
A. Liên bang Nga
B. Trung Quốc
C. Ca-na-đa
D. Hoa Kì
-
Câu 27:
Những ngày nào trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo?
A. 23/9 và 22/6
B. 22/12 và 21/3
C. 21/3 và 23/9
D. 22/6 và 22/12
-
Câu 28:
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày nào?
A. 22/6
B. 22/12
C. 23/9
D. 21/3
-
Câu 29:
Nơi nào trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Nội chí tuyến
B. Chí tuyến
C. Ngoại chí tuyến
D. Xích đạo
-
Câu 30:
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày bao nhiêu?
A. 22/6
B. 22/12
C. 23/9
D. 21/3
-
Câu 31:
Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do đâu?
A. vận động nâng lên và hạ xuống
B. tác động của hải lưu chạy ven bờ
C. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra
D. ảnh hưởng của địa hình ven biển
-
Câu 32:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?
A. năng lượng của bức xạ Mặt Trời
B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất
C. năng lượng do con người gây ra
D. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể
-
Câu 33:
Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở loại đá nào?
A. đá mắcma
B. đá biến chất
C. đá badan
D. đá trầm tích
-
Câu 34:
Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
A. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn
B. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp
C. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi
D. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn
-
Câu 35:
Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
A. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ
B. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn
C. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn
D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ
-
Câu 36:
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của qúa trình nào?
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ
B. các phản ứng hoá học khác nhau
C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất
-
Câu 37:
Kết quả của phong hoá lí học là gì?
A. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi
B. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất
C. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn
D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc
-
Câu 38:
Kết quả của phong hoá sinh học là gì?
A. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất
B. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc
C. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi
D. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn
-
Câu 39:
Địa hình nào do quá trình bồi tụ tạo nên?
A. Các rãnh nông
B. Hàm ếch sóng vỗ
C. Thung lũng sông
D. Bãi bồi ven sông
-
Câu 40:
Các bãi bồi ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. vận chuyển
B. bồi tụ
C. phong hoá
D. bóc mòn