Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Địa lí học gồm có những dạng nào?
A. kinh tế đô thị và địa chất học
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học
C. bản đồ học và kinh tế - xã hội
D. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên
-
Câu 2:
Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về điều gì?
A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu
C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất
D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương
-
Câu 3:
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về những yếu tố nào?
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất
C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
-
Câu 4:
Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò gì?
A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ
B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra
-
Câu 5:
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề gì?
A. Kĩ sư trắc địa
B. Quản lí đất đai
C. Quản lí xã hội
D. Quản lí đô thị
-
Câu 6:
Địa lí có những đóng góp giá trị cho những lĩnh vực nào?
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
B. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ
C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế
D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng
-
Câu 7:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp gì?
A. kí hiệu theo đường
B. đường chuyển động
C. bản đồ - biểu đồ
D. chấm điểm
-
Câu 8:
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng nào?
A. tập trung thành vùng rộng lớn
B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
C. di chuyển theo các hướng bất kì
D. phân bố theo những điểm cụ th
-
Câu 9:
Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. đường chuyển động
B. chấm điểm
C. kí hiệu
D. bản đồ - biểu đồ
-
Câu 10:
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. kí hiệu
B. chấm điểm
C. bản đồ - biểu đồ
D. đường chuyển động
-
Câu 11:
Phát biểu nào không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
C. Xác định được vị trí của đối tượng
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng
-
Câu 12:
Dạng kí hiệu nào dưới đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình
B. Hình học
C. Điểm
D. Chữ
-
Câu 13:
Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?
A. Bản đồ kinh tế
B. Bản đồ số
C. Bản đồ tự nhiên
D. Bản đồ quân sự
-
Câu 14:
Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía nào?
A. Tây
B. Đông
C. Bắc
D. Nam
-
Câu 15:
Nhận định nào không đúng với bản đồ số?
A. Là một tập hợp có tổ chức
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ
C. Rất thuận lợi trong sử dụng
D. Mất nhiều chi phí lưu trữ
-
Câu 16:
Ưu điểm lớn nhất của GPS là gì?
A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
B. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng
C. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng
-
Câu 17:
Nhận định nào không đúng với GPS và bản đồ số?
A. Được sử dụng phổ biến trong đời sống
B. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì
C. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự
D. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí
-
Câu 18:
Hệ thống định vị toàn cầu có tên viết tắt là gì?
A. GPS
B. GPRS
C. GSO
D. VPS
-
Câu 19:
Muốn biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu
B. những mũi khoan sâu trong lòng đất
C. sự thay đổi của các sóng địa chấn
D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất
-
Câu 20:
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp nào?
A. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti
B. nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa
C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương
D. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương
-
Câu 21:
Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là bao nhiêu?
A. 90km
B. 70km
C. 30km
D. 50km
-
Câu 22:
Phát biểu nào đúng với lớp Manti dưới?
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn
B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km
C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
-
Câu 23:
Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và yếu tố nào sau đây?
A. nhân trong của Trái Đất
B. phần dưới của lớp Manti
C. nhân ngoài của Trái Đất
D. phần trên của lớp Manti
-
Câu 24:
Nêu các thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất?
A. magiê và silic
B. sắt và niken
C. sắt và nhôm
D. silic và nhôm
-
Câu 25:
Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào những yếu tố nào?
A. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó
B. độ cao và độ to nhỏ của Mặt trời ở nơi đó
C. độ cao của mặt Trời tại địa phương đó
D. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó
-
Câu 26:
Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/6
B. 21/3
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 27:
Hiện tượng nào là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời
C. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
-
Câu 28:
Giờ mặt trời còn được gọi là giờ gì?
A. GMT
B. khu vực
C. địa phương
D. múi
-
Câu 29:
Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Bắc bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa nào trong năm?
A. đông và xuân
B. thu và đông
C. xuân và hạ
D. hạ và thu
-
Câu 30:
Nguyên nhân nào làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?
A. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc
B. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian
C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm
D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian
-
Câu 31:
Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
A. 5
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 32:
Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối của thuyết nào?
A. thuyết Căng - Laplat
B. thuyết Bic Bang
C. thuyết Ôttô -Xmit
D. thuyết “lục địa trôi”
-
Câu 33:
Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào là mảng kiến tạo lớn?
A. Nam Mĩ
B. Ca-ri-bê
C. Phi-lip-pin
D. Cô-cốt
-
Câu 34:
Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào dưới đây?
A. Nam Cực
B. Phi
C. Âu-Á
D. Bắc Mĩ
-
Câu 35:
Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào?
A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
B. Mảng Phi, mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Cô-cốt
C. Mảng Âu-Á mảng Thái Bình Dương, mảng Nam cực, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
-
Câu 36:
Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?
A. Địa hào
B. Thung lũng
C. Nếp uốn
D. Hẻm vực
-
Câu 37:
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào?
A. Bão, lụt và hạn hán
B. Nâng lên, hạ xuống
C. Uốn nếp hoặc đứt gãy
D. Biển tiến và biển thoái
-
Câu 38:
Các quá trình ngoại lực bao gồm có những quá trình nào?
A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ
B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
C. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ
D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ
-
Câu 39:
Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có yếu tố nào?
A. các địa hình núi cao và nhiều sông suối
B. sự biến động của sinh vật và con người
C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật
D. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ
-
Câu 40:
Ngoại lực có nguồn gốc từ đâu?
A. bên ngoài Trái Đất
B. bên trong Trái Đất
C. nhân của Trái Đất
D. bức xạ của Mặt Trời