Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2020
Trường THPT Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta dùng phương pháp nào?
A. Kí hiệu đường chuyển động
B. Bản đồ - biểu đồ
C. Kí hiệu
D. Chấm điểm
-
Câu 2:
Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là gì?
A. Do bề mặt Trái Đất cong
B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau
C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
D. Do hình dáng lãnh thổ
-
Câu 3:
Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào?
A. Tự quay quanh trục của Trái Đất
B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất
D. Tịnh tiến của Trái Đất
-
Câu 4:
Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng nào?
A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động
B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động
C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động
D. Về phía xích đạo
-
Câu 5:
Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước sẽ như thế nào?
A. không thay đổi
B. mạnh
C. yếu
D. trung bình
-
Câu 6:
Qúa trình mài mòn có đặc điểm là gì?
A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá và khoáng vật
B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất
C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất
D. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu
-
Câu 7:
Lớp Ôzôn có tác dụng gì?
A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất
B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.
C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất
D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người
-
Câu 8:
Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí nào?
A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
D. Chí tuyến lục địa và xích đạo
-
Câu 9:
Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là gì?
A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
B. Do hình dạng mặt chiếu
C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu
D. Do đặc điểm lưới chiếu
-
Câu 10:
Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được yếu tố nào?
A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng địa lí.
C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí
-
Câu 11:
Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?
A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí.
-
Câu 12:
Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh gần nhau nhất là địa điểm nào?
A. Tp. Hồ Chí Minh
B. Nha Trang
C. Vinh
D. Hà Nội
-
Câu 13:
Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là gì?
A. Tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan.
B. Tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit.
C. Tầng granit, Tầng đá trầm ích, tầng badan.
D. Tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit.
-
Câu 14:
Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là gì?
A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh
-
Câu 15:
FA được gọi là Frond nào?
A. Frond địa cực
B. Frond ôn đới
C. Frond nội tuyến
D. Frond xích đạo
-
Câu 16:
Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là gì?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.
C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất.
D. Mưa tập trung vào mùa đông.
-
Câu 17:
Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu nào?
A. Phương vị ngang
B. Phương vị đứng
C. Hình nón đứng
D. Hình nón ngang
-
Câu 18:
Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào?
A. Hình nón đứng và hình trụ đứng
B. Phương vị ngang và hình trụ đứng
C. Phương vị ngang và hình nón đứng
D. Phương vị đứng và hình trụ đứng
-
Câu 19:
Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào?
A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
Câu 20:
Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió gì?
A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
D. Giớ Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
-
Câu 21:
Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, cho thấy điều gì?
A. Võ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người
B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới
C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn
D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất
-
Câu 22:
Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ quá trình nào?
A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật
B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo,…
C. Hoạt động của núi lửa
D. Các hoạt động của ngoại lực
-
Câu 23:
Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ nào?
A. Xích đạo
B. Nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Hàn đới
-
Câu 24:
Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?
A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.
D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 25:
Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm gì?
A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng
B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ
C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng
D. Các kí hiệu thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng địa lí
-
Câu 26:
Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa?
A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa
B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
-
Câu 27:
Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào yếu tố nào?
A. Nguồn gốc hình thành của đá
B. Tính chất hoá học của đá
C. Tính chất vật lí của đá
D. Tuổi của đá
-
Câu 28:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?
A. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành
B. Phân bố thành một lớp liên tục
C. Có nơi mỏng, nơi dày
D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
-
Câu 29:
Càng lên cao khí áp thay đổi như thế nào?
A. thấp
B. cao
C. trung bình
D. không đổi
-
Câu 30:
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng nào?
A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh
D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh