Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2020
Trường THPT Cao Bá Quát
-
Câu 1:
Thạch quyển bao gồm các lớp nào?
A. Vỏ lục địa.
B. Vỏ đại dương.
C. Vỏ Trái Đất và lớp Manti trên.
D. Vỏ Trái Đất.
-
Câu 2:
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm:
A. 0,20 C
B. 0,30 C
C. 0,50 C
D. 0,60 C
-
Câu 3:
Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hóa tính chất nào?
A. lí học
B. sinh học
C. hóa học
D. Tất cả các tínhchất trên
-
Câu 4:
Nhũng vận động của nội lực là gì?
A. xâm thực, bóc mòn, vận chuyển
B. nâng lên- hạ xuống, uốn nếp - đứt gãy
C. uốn nếp, bồi tụ
D. vận chuyển, đứt gãy
-
Câu 5:
Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Biển tiến.
B. Biển thoái.
C. Uốn nếp.
D. Đứt gãy.
-
Câu 6:
Ở 2 bên sườn núi, nơi nào mưa nhiều hơn?
A. Sườn khuất gió.
B. Chân núi.
C. Vách núi.
D. Sườn đón gió.
-
Câu 7:
Dạng địa hình độc đáo do phong hóa hóa học tạo ra là hiện tượng gì?
A. Catxtơ
B. Đồi bát úp
C. Vách biển
D. Phi - o
-
Câu 8:
Bồi tụ là quá trình như thế nào?
A. vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
B. lắng đọng vật liệu, tích lũy các vật liệu phá hủy
C. xây dựng địa hình mới
D. phá hủy các đá và khoáng vật
-
Câu 9:
FA được gọi là Frông gì?
A. Frông Ôn đới
B. Frông xích đạo
C. Frông địa cực
D. Frông chí tuyến
-
Câu 10:
Ý nào thể hiện đủ nhất các đới khí hậu chính trên Trái Đất?
A. Cực, Ôn đới, Nhiệt đới, xích đạo.
B. Cực, Ôn đới, Nhiệt đới,cận xích đạo, xích đạo.
C. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực.
D. Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
-
Câu 11:
Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31–12
A. 6 giờ ngày 31-12
B. 7 giờ ngày 31-12
C. 7 giờ ngày 01-01
D. 8 giờ ngày 01-01
-
Câu 12:
Tổng lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất được bề mặt Trái Đất hấp thụ bao nhiêu %?
A. 19 %
B. 47 %
C. 4 %
D. 30 %
-
Câu 13:
Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch như thế nào?
A. áp cao cực về áp thấp xích đạo
B. áp cao cực về áp thấp ôn đới
C. áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
D. áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây không đúng với gió fơn?
A. Gió fơn ở Việt Nam gọi là gió Lào
B. Là loại gió biến tính khi qua núi
C. Tính chất khô và rất nóng
D. Tính chất ẩm và mang nhiều mưa
-
Câu 15:
Phát biểu đúng nhất về khái niệm vận động theo phương nằm ngang:
A. vận động làm cho các lớp đá bị uốn lại thành nếp
B. những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia
D. vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau
-
Câu 16:
Tại sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?
A. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau.
B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió.
C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió.
D. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió.
-
Câu 17:
Người ta quy định đường chuyển ngày quốc tế ở đâu?
A. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.
B. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.
C. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.
D. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.
-
Câu 18:
Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới như thế nào?
A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
C. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
-
Câu 19:
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
A. 149,6 triệu km
B. 164,9 triệu km
C. 194,6 triệu km
D. 146,9 triệu km
-
Câu 20:
Nhận xét đúng về sự hoạt động của gió đất?
A. gió đất hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày.
B. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.
C. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển.
D. gió đất hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ đất liền ra biển.
-
Câu 21:
Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng dẫn đến kết quả gì?
A. Tạo ra hẻm vực và thung lũng
B. Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy
C. Nếp uốn và miền núi uốn nếp
D. Hiện tượng biển tiến và biển thoái
-
Câu 22:
Cho biết khu vực ngoại chí tuyến trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
A. không lần nào
B. 3 lần trong năm
C. 1 lần trong năm
D. 2 lần trong năm
-
Câu 23:
Thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc là ngày mấy?
A. Ngày 23-9
B. Ngày 21-3
C. Ngày 22-6
D. Ngày 22-12
-
Câu 24:
Phát biểu nào không đúng về sự hoạt động của gió biển?
A. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày.
B. Gió biển hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền.
C. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển.
D. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.
-
Câu 25:
Ở Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
A. không lần nào
B. 3 lần trong năm
C. 2 lần trong năm
D. 1 lần trong năm
-
Câu 26:
Frông ôn đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí nào sau đây?
A. Khối khí cực và ôn đới
B. Khối khí xích đạo và ôn đới
C. Khối khí chí tuyến và xích đạo
D. Khối khí ôn đới và chí tuyến
-
Câu 27:
Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 250m, nhiệt độ của không khí trong gió là 23,10C thì lên tới độ cao 2600m, nhiệt độ của không khí trong đó sẽ là:
A. 19,50C
B. 4,50C
C. 9,00C.
D. 9,50C.
-
Câu 28:
Trên thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do đâu?
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
C. diện tích của các lục địa và đại dương không đều.
D. tác động các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
-
Câu 29:
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
A. Gió biển là loại gió thổi từ biển vào đất liền còn gió đất là loại gió thổi từ đất liền ra biển.
B. Gió biển là loại gió thổi từ đất liền ra biển còn gió đất là loại gió thổi từ biển vào đất liền.
C. Gió biển là loại gió thổi vào ban ngày.
D. Gió đất là loại gió thổi vào ban đêm.
-
Câu 30:
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì sao?
A. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.