Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh
-
Câu 1:
Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển?
A. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
B. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức.
C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu.
-
Câu 2:
Em không đồng ý với ý kiến nào được nói đến sau đây?
A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất.
B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội.
C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử.
D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của qui luật khách quan.
-
Câu 3:
Theo em những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến tự do, hạnh phúc của con người?
A. Bệnh tật, nghèo đói, thất học.
B. Trồng cây, gây rừng và bảo vệ không khai thác tài nguyên bừa bãi.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nguy cơ khủng bố và phân biệt chủng tộc.
-
Câu 4:
Khái niệm nào dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác?
A. Điểm nút
B. Chất
C. Lượng
D. Độ
-
Câu 5:
Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì ...........
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
-
Câu 6:
Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất?
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
B. Góp gió thành bão.
C. Năng nhặt chặt bị.
D. Chị ngã em nâng.
-
Câu 7:
Quan niệm nào sau đây là đúng?
A. Ý thức là do lực lượng thần bí sinh ra.
B. Ý thức là cái có trước, cái quyết định vật chất.
C. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người dựa trên cơ sở lao động và ngôn ngữ.
D. Ý thức là do thần thánh ban tặng.
-
Câu 8:
Quan niệm nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
B. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích lịch sử - xã hội của con người.
C. Những hoạt động cải tạo xã hội.
D. Những hoạt động thực nghiệm khoa học.
-
Câu 9:
Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Thế giới quan duy vật
D. Thế giới quan duy tâm
-
Câu 10:
Triết học duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa ...............
A. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình
B. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình
C. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
D. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng
-
Câu 11:
Khái niệm nào dùng để chỉ sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn?
A. Sự tăng trưởng
B. Sự phát triển
C. Sự tiến hoá
D. Sự tiến lên
-
Câu 12:
Các sự vật, hiện tượng tồn tại được là do nguyên nhân nào?
A. Chúng luôn luôn vận động.
B. Chúng luôn luôn biến đổi.
C. Chúng đứng yên.
D. Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng.
-
Câu 13:
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?
A. Vận động hoá học
B. Vận động vật lý
C. Vận động cơ học
D. Vận động xã hội
-
Câu 14:
Vì sao con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan?
A. Thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan.
B. Ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan.
C. Con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan.
D. Con người có khả năng nhận thức vận dụng và cải tạo thế giới khách quan.
-
Câu 15:
Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là gì?
A. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng.
B. Mọi sự dịch chuyển của vật chất
C. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng.
D. Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng.
-
Câu 16:
Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng đó gọi là gì?
A. Điểm nút
B. Bước nhảy
C. Lượng
D. Độ
-
Câu 17:
Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “... là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển."
A. Phương pháp luận lôgic
B. Phương pháp luận biện chứng
C. Phương pháp luận siêu hình
D. Phương pháp thống kê
-
Câu 18:
Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: "... là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng."
A. Phương pháp luận biện chứng
B. Phương pháp hình thức
C. Phương pháp lịch sử
D. Phương pháp luận siêu hình
-
Câu 19:
Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
B. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
C. Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
D. Phương pháp của chú quạ trong câu truyện dân gian “Chú quạ thông minh”.
-
Câu 20:
Trong các ví dụ sau em hãy chọn ra ví dụ về hình thức vận động xã hội?
A. Trao đổi chất trong cơ thể
B. Cây cối vươn ra ánh sáng
C. Sự thay đổi nhà nước từ phong kiến lên tư bản.
D. Trái đất quay.
-
Câu 21:
Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là gì?
A. Thế giới vật chất tồn tại khách quan
B. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú
C. Thực tiễn xã hội
D. Tính năng động chủ quan của con người
-
Câu 22:
Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Thực hành sử dụng máy vi tính.
B. Tham quan bảo tàng lịch sử.
C. Hoạt động mê tín, dị đoan.
D. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
-
Câu 23:
Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là gì?
A. Sinh học
B. Văn học
C. Sử học
D. Triết học
-
Câu 24:
Con người đúc rút được kinh nghiệm gì trong cuộc sống?
A. Nhờ quan sát thời tiết.
B. Nhờ thần linh mách bảo.
C. Nhờ thực tiễn lao động, sản xuất.
D. Nhờ các mối quan hệ trong cuộc sống.
-
Câu 25:
Nguyên tắc cơ bản nào để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Thời gian ra đời.
B. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội.
D. Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
-
Câu 26:
Trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết:" Giờ cứu nước đã đến. Chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta" là nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức.
B. Tiêu chuẩn của chân lý.
C. Mục đích của nhận thức.
D. Động lực của nhận thức.
-
Câu 27:
Thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng thành phố mới, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo em ý kiến nào sau đây phù hợp với phủ định biện chứng?
A. Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hà Nội để xây dựng thành phố mới phù hợp với quá trình đô thị hóa.
B. Giữ phố cổ Hà Nội nguyên vẹn như cũ.
C. Bảo tồn và cải tạo phố cổ Hà Nội đồng thời xây dựng thành phố mới phù hợp với quá trình đô thị hóa.
D. Xây dựng thủ đô Hà nội hoàn toàn mới.
-
Câu 28:
Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác ............
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
-
Câu 29:
Nhận thức được chia thành ............
A. nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
B. nhận tức chủ quan và nhận thức khách quan.
C. nhận thức cơ bản và nhận thức không cơ bản.
D. nhận thức thông thường và nhận thức kinh nghiệm.
-
Câu 30:
Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, ta căn cứ vào đâu?
A. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
B. việc con người có nhận thức được thế giới hay không.
C. việc con người nhận thức thế giới như thế nào.
D. vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay tinh thần.
-
Câu 31:
Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái Triết học?
A. Thời gian ra đời.
B. Thành tựu khoa học.
C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
D. Quy luật phát triển của giới tự nhiên.
-
Câu 32:
Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?
A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
C. Không có mặt này thì không có mặt kia.
D. Hai mặt đối lập hợp thành một khối thống nhất.
-
Câu 33:
Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học nào?
A. Lịch sử.
B. Văn học.
C. Triết học.
D. Toán học.
-
Câu 34:
Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng nói về nội dung nào sau đây?
A. Nhận thức.
B. Tồn tại.
C. Phát triển.
D. Vận động.
-
Câu 35:
Quá trình biến dị và di truyền trong cơ thể sống được gọi là gì?
A. hai thuộc tính
B. hai mặt đối lập
C. hai mặt tương đồng
D. hai mặt tương phản
-
Câu 36:
Theo C. Mác, để tồn tại và phát triển thì hành động lịch sử đầu tiên của con người là gì?
A. ăn, uống, ở, mặc.
B. tìm ra lửa để nấu chín thức ăn.
C. làm những bộ trang phục thật đẹp.
D. sản xuất ra tư liệu cần thiết cho cuộc sống.
-
Câu 37:
Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện cái mới ra đời .............
A. do phủ định yếu tố tiêu cực từ cái cũ.
B. do phủ định yếu tố tích cực từ cái cũ.
C. phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. được bắt nguồn từ cái cũ.
-
Câu 38:
Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?
A. Sơ đồ hóa bài học.
B. Ghi thành dàn bài.
C. Học vẹt.
D. Lập kế hoạch học tập.
-
Câu 39:
Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là ........
A. phấn đấu vì tự do.
B. nhu cầu vật chất ngày càng tăng.
C. nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn.
D. ra đời chế độ xã hội mới.
-
Câu 40:
Nguyên nhân nào của phủ định biện chứng?
A. do sự vật hiện tượng luôn phát triển.
B. do sự vật hiện tượng luôn vận động.
C. do một lực bên ngoài tác động vào.
D. nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.