Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn khuyến
-
Câu 1:
Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có:
A. nhân nghĩa
B. lòng tự ái
C. lòng tự trọng
D. nhân phẩm
-
Câu 2:
Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người là biểu hiện của sống
A. hữu nghị.
B. hòa nhập.
C. nhân nghĩa.
D. hợp tác.
-
Câu 3:
Một người quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp, bị coi thường là người có
A. lòng tự ái.
B. lòng tự trọng.
C. nhân phẩm.
D. danh dự.
-
Câu 4:
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo
A. lẽ phải.
B. nguyên tắc.
C. tình cảm.
D. từng trường hợp.
-
Câu 5:
Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của
A. con người.
B. các tổ chức.
C. đất nước.
D. người lao động.
-
Câu 6:
Người biết khoan hồng, tha thứ với người có lỗi mà biết hối cải, đối xử khoan hồng ngay cả tù binh đầu hàng trong chiến tranh đó là biểu hiện của người có lòng
A. từ bi.
B. nhân nghĩa.
C. lương thiện.
D. yêu nước.
-
Câu 7:
Người có nhân phẩm thường có nhu cầu vật chất và tinh thần
A. lành mạnh.
B. phong phú.
C. rất lớn.
D. đơn giản.
-
Câu 8:
Danh dự là
A. uy tín đã được xác nhận và suy tôn.
B. năng lực đã được thừa nhận.
C. đức tín đã được tôn trọng và đề cao.
D. nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
-
Câu 9:
Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để
A. làm giàu cho gia đình mình.
B. vượt lên chính mình.
C. chinh phục thiên nhiên.
D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
-
Câu 10:
Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta là
A. yêu nước.
B. uống nước nhớ nguồn.
C. hiếu học.
D. tôn sư trọng đạo.
-
Câu 11:
Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cho bản thân
A. nhắc nhở mình tốt lên.
B. điều chỉnh hành vi của mình.
C. hoàn thiện mình hơn.
D. điều chỉnh suy nghĩ của mình.
-
Câu 12:
Câu nào sau đây nói về quan hệ hôn nhân gia đình?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Bán bà con xa mua láng giềng gần.
C. Anh em như thể tay chân.
D. Cây ngay không sợ chết đứng.
-
Câu 13:
Một người sống theo kiểu: "Đèn nhà ai, nhà nấy rạng", có nghĩa là họ không làm đúng với ý nghĩa của phạm trù đạo đức nào?
A. Danh dự.
B. Nghĩa vụ.
C. Nhân phẩm.
D. Lương tâm.
-
Câu 14:
Truyền thống đạo đức nào sau đây được nhà nước và nhân dân ta kế thừa và phát triển trong thời đại ngày nay?
A. Tam tòng.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Trung quân.
D. Trọng nam, khinh nữ.
-
Câu 15:
Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Việc làm của các bạn nhóm A là biểu hiện của
A. làm việc có kế hoạch.
B. hợp tác.
C. làm việc khoa học.
D. hòa nhập.
-
Câu 16:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. tình cảm và đạo đức.
B. thói quen và trí tuệ.
C. tài năng và đạo đức.
D. tài năng và sở thích.
-
Câu 17:
Nhân ngày 27/7, học sinh lớp 10A đến viếng nghĩa trang liệt sỹ ở địa phương. Hoạt động đó thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa.
B. Nhân ái.
C. Hợp tác.
D. Hòa nhập.
-
Câu 18:
Bạn B 15 tuổi, rất xinh gái, hiện là học sinh lớp 10A2. Một ngày nọ, bất ngờ B lại nhận được một lá thư tỏ tình của bạn Q trong lớp. Nếu em là B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Phân tích cho bạn Q hiểu không nên yêu quá sớm.
B. Nhận lời bạn Q để biết tình yêu là gì.
C. Đọc thư trước lớp để Q xấu hổ mà từ bỏ ý định.
D. Báo cho gia đình Q biết về hành động của bạn ấy.
-
Câu 19:
Trên đường đi học về, thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa xách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp chuẩn mực đaọ đức?
A. Đứng nhìn người phụ nữ đó.
B. Giúp người phụ nữ xách đồ.
C. Chờ người khác đến giúp.
D. Bỏ đi, vì không phải việc của mình.
-
Câu 20:
Trường kêu gọi học sinh tham gia hiến máu tình nguyện. Em chọn cách nào sau đây?
A. Không tham gia vì hiến máu có thể gặp nguy hiểm cho bản thân.
B. Tích cực kêu gọi các bạn tham gia, còn mình thì không cần.
C. Tham gia nhiệt tình và vận động mọi người cùng tham gia.
D. Nếu các bạn cùng lớp tham gia thì em cũng tham gia, nếu không thì thôi.
-
Câu 21:
Đối với cá nhân, đạo đức góp phân hoàn thiện
A. khả năng con người.
B. suy nghĩ con người.
C. lao động con người.
D. nhân cách con người.
-
Câu 22:
Một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của
A. phát triển.
B. vận động.
C. tiến bộ.
D. chuyển hóa.
-
Câu 23:
Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được
A. quan tâm.
B. chăm sóc.
C. tôn trọng.
D. yêu thương.
-
Câu 24:
Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là
A. đạo đức.
B. nghĩa vụ.
C. nhân phẩm.
D. quyền lợi.
-
Câu 25:
Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là
A. danh dự.
B. nhân phẩm.
C. lương tâm.
D. nghĩa vụ.
-
Câu 26:
Khẳng định nào dưới đây là không đúng về vận động?
A. Thế giới vật chất không ngừng vận động.
B. Đám mây không ngừng bay.
C. Mặt trời không ngừng vận động.
D. Cái bàn không vận động.
-
Câu 27:
Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. gắn lí thuyết với thực hành.
B. đọc nhiều sách.
C. phát huy kinh nghiệm bản thân.
D. đi thực tế nhiều.
-
Câu 28:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là
A. những vấn đề cụ thể của cuộc sống đặt ra hiện nay.
B. đối tượng khác nhau của cuộc sống đặt ra hiện nay.
C. gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hiện nay.
D. sự vận động, phát trát triển của thế giới khách quan.
-
Câu 29:
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người?
A. Gắp lửa bỏ tay người.
B. Chia ngọt sẻ bùi.
C. Tối lửa tắt đèn có nhau.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
-
Câu 30:
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản nào?
A. Cưới hỏi và nội ngoại.
B. Hôn nhân và huyết thống.
C. Cưới hỏi và huyết thống.
D. Hôn nhân và con cái.
-
Câu 31:
Trên đường đi học về, A phát hiện có một nhóm thanh niên tụ tập tiêm chích ma túy. Nếu em là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Quay phim và đưa lên facebook.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên nhóm thanh niên dừng việc đó.
D. Báo với cơ quan chức năng.
-
Câu 32:
L tâm sự với H mình rất thích học môn Tự nhiên, có thể chơi được các loại nhạc cụ, tương lai muốn trở thành một nhạc công. Theo em tâm sự của L thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Đánh giá điểm mạnh của bản thân.
B. Ước mơ hoài bảo của L.
C. Tự nhận thức về bản thân.
D. Tự hoàn thiện bản thân.
-
Câu 33:
Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là
A. mâu thuẫn.
B. xung đột.
C. phát triển.
D. vận động.
-
Câu 34:
Mọi sự biến đổi, chuyển hóa của sự vật hiện tượng là
A. khách quan.
B. tạm thời.
C. do con người.
D. chủ quan.
-
Câu 35:
Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người?
A. Thần linh.
B. Thượng đế.
C. Loài vượn cổ.
D. Con người.
-
Câu 36:
Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. danh dự.
B. lương tâm.
C. nhân phẩm.
D. hạnh phúc.
-
Câu 37:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. cưỡng chế.
B. bắt buộc.
C. tự nguyện.
D. áp đặt.
-
Câu 38:
Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là đang thực hiện tốt
A. nghĩa vụ.
B. danh dự.
C. nhân phẩm.
D. đạo đức.
-
Câu 39:
Sự vận động và phát triển có mối quan hệ
A. mật thiết với nhau.
B. tách rời với nhau.
C. riêng biệt với nhau.
D. không liên quan.
-
Câu 40:
Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Rút dây động rừng.
B. Nước chảy đá mòn.
C. Tre già măng mọc.
D. Có chí thì nên.