Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Huy Ích
-
Câu 1:
Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là?
A. Nhân phẩm.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.
-
Câu 2:
Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?
A. Lương tâm thanh thản.
B. Lương tâm cắn rứt.
C. Không trạng thái nào cả.
D. Cả A,B.
-
Câu 3:
Người thanh niên Việt Nam hiện nay có mấy nghĩa vụ?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
-
Câu 4:
Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?
A. Là cách thức để giao tiếp.
B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.
C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.
D. Cả B và C.
-
Câu 5:
Hằng năm, các thanh niên nam đủ 18 tuổi, khỏe mạnh phải nhập ngũ. Việc làm đó thể hiện?
A. A.Nghĩa vụ của thanh niên.
B. B. Ý thức của thanh niên.
C. C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. D. Lương tâm của thanh niên.
-
Câu 6:
Yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức của con người là?
A. Lương tâm.
B. Nghĩa vụ.
C. Chuẩn mực.
D. Trách nhiệm.
-
Câu 7:
Việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường gọi là?
A. Tự ái.
B. Nghĩa vụ.
C. Chuẩn mực.
D. Tự trọng.
-
Câu 8:
Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Đạo đức.
C. Chuẩn mực đạo đức.
D. Phong tục tập quán.
-
Câu 9:
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?
A. Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
B. Pháp luật mang tính không bắt buộc, đạo đức mang tính bắt buộc.
C. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
D. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức bắt buộc tuyệt đối.
-
Câu 10:
Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là
A. Nền đạo đức tiến bộ.
B. Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
C. Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 11:
Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là
A. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết.
B. Thể hiện ở sự thương yêu, kính trọng và biết nghĩ về nhau.
C. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh.
D. Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn; không đắn đo tính toán.
-
Câu 12:
Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
B. Đồng cam cộng khổ.
C. Chung lưng đấu cật.
D. Tức nước vỡ bờ.
-
Câu 13:
“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” quan điểm trên của Đảng ta nói về vấn đề gì?
A. Nhân nghĩa.
B. Trách nhiệm.
C. Hợp tác.
D. Hòa nhập.
-
Câu 14:
Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
A. Mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.
B. Tự chủ, đôi bên cùng có lợi.
C. Không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.
D. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
-
Câu 15:
Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
C. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực sự liên kết hợp tác với nhau.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
-
Câu 16:
“Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “…” là?
A. yếu tố
B. yêu cầu
C. đòi hỏi
D. phẩm chất
-
Câu 17:
Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?
A. Cá lớn nuốt cá bé.
B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
-
Câu 18:
“Cá nhân có … thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”. Trong dấu “…” là?
A. ý thức
B. lương tâm
C. đòi hỏi
D. trách nhiệm
-
Câu 19:
Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
D. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
-
Câu 20:
Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.
B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.
D. Hợp tác giữa các quốc gia.
-
Câu 21:
“Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”. Trong dấu “…” là?
A. đoàn kết
B. sẵn sàng
C. chuẩn bị
D. cảnh giác
-
Câu 22:
“Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”. Trong dấu “…” là?
A. Hai mươi lăm tuổi.
B. Hai mươi bốn tuổi.
C. Hai mươi sáu tuổi.
D. Hai mươi ba tuổi.
-
Câu 23:
Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?
A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.
D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.
-
Câu 24:
Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là
A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.
B. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
C. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.
D. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.
-
Câu 25:
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm?
A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.
B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.
C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.
D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.
-
Câu 26:
Luật hôn nhân - gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu tuổi?
A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên.
D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên.
-
Câu 27:
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ.
B. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C. Giữ gìn trật tự,vệ sinh lớp học, trường học.
D. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
-
Câu 28:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Tình yêu quê hương, đất nước.
B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.
D. Tình thương yêu nhân loại.
-
Câu 29:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Là cội nguồn của hàng loạt các giá trị đạo đức khác của dân tộc.
B. Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm.
C. Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
D. Là truyền thống tự trong dân tộc Việt Nam sản sinh ra.
-
Câu 30:
Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là?
A. Nhận thức.
B. Tự nhận thức.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự nhận thức bản thân.
-
Câu 31:
Tự nhận thức về bản thân là… rất cơ bản của con người. Trong dấu “…” là?
A. Nhân tố.
B. Yếu tố.
C. Kỹ năng sống.
D. Kỹ năng.
-
Câu 32:
Vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện được gọi là?
A. Nhận thức.
B. Tự nhận thức.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự nhận thức bản thân.
-
Câu 33:
Bạn P học giỏi môn Văn và môn Sử và yêu thích môn Địa lý với mong muốn tìm hiểu các nơi của mọi miền Tổ Quốc vì vậy bạn lựa chọn cho mình khối C để thi Đại học. Việc làm đó thể hiện?
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Tự hoàn thiện bản thân.
C. Nhận thức.
D. Hoàn thiện bản thân.
-
Câu 34:
Do ngành Quan hệ quốc tế đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và trở thành xu thế nên Q quyết định sẽ thi Đại học vào ngành đó trong khi đó Q lại học chuyên khối C còn ngành Quan hệ quốc tế lại là khối D. Q cho rằng thi cho vui, biết đâu lại đỗ. Quan điểm đó của Q thể hiện Q là người?
A. Biết nhận thức bản thân.
B. Không biết tự nhận thức về bản thân.
C. Biết hoàn thiện bản thân.
D. Không biết tự hoàn thiện bản thân.
-
Câu 35:
Dù nhiều lần thi trượt vào trường Đại học Y Hà Nội nhưng H vẫn quyết tâm ôn thi và đọc thêm sách vở, tự học ôn lại kiến thức nên năm 2017, H đã thi đỗ vào trường Đại Học Y Hà Nội với số điểm là 29 điểm. Điều đó cho thấy?
A. H biết nhận thức bản thân.
B. H không biết nhận thức bản thân.
C. H không biết tự hoàn thiện bản thân.
D. H biết tự hoàn thiện bản thân.
-
Câu 36:
Biết mình học kém môn Tiếng Anh nên D luôn tìm tòi cách học tiếng anh hiệu quả thông qua bài hát, bộ phim và giao tiếp với người nước ngoài. Nhờ đó, D đã thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ tiếp tục theo đuổi ước mơ học Tiếng Anh của mình.
A. D biết nhận thức bản thân.
B. D không biết nhận thức bản thân.
C. D không biết tự hoàn thiện bản thân.
D. D biết tự hoàn thiện bản thân.
-
Câu 37:
Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ trở nên
A. Tự ti.
B. Tự tin.
C. Kiêu căng.
D. Lạc hậu.
-
Câu 38:
Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính nào?
A. Bao dung, cần cù.
B. Tiết kiệm, cần cù.
C. Trung thức, tiết kiệm.
D. Khiêm tốn, trung thực, hòa nhập.
-
Câu 39:
Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là?
A. Lắng nghe góp ý của mọi người.
B. Lên kế hoạch học và chơi.
C. Học hỏi bạn bè những việc làm tốt.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 40:
Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?
A. Xấu đều hơn tốt lỏi.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Đèn nhà ai rạng nhà ấy.
D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.