Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Độ của sự vật hiện tượng là gì?
A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng
B. Giới hạn cuả sự vật hiện tượng
C. Sự thống nhất liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng
D. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
-
Câu 2:
Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Nhị nguyên luận
B. Duy tâm
C. Duy vật.
D. Cả ba đều đúng.
-
Câu 3:
Phát triển là quá trình diễn ra ................
A. Theo đường vòng tròn khép kín.
B. Theo đường Parabon
C. Theo đường xoáy trôn ốc
D. Theo đường thẳng tắp
-
Câu 4:
Cơ sở dùng để xem xét các mặt đối lập là gì?
A. tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng
B. khuynh hướng vận động của sự vật hiện tượng
C. vận động theo chiều hướng trái ngược nhau
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 5:
Câu tục ngữ nào nói về mâu thuẫn các sự vật hiện tượng?
A. yêu nên tốt, ghét nên xấu
B. xanh vỏ, đỏ lòng
C. mềm rắn, nắn buông
D. Cả A, B và C
-
Câu 6:
Sự thống nhất của hai mặt đối lập là gì?
A. sự liên hệ gắn bó giữa hai mặt đối lập
B. hai mặt đối lập làm tiền đề để tồn tại cho nhau
C. sự phát triển trái ngược nhau
D. sự liên hệ gắn bó làm tiền đề cho nhau để tồn tại
-
Câu 7:
Sự biển đổi nào được coi là phát triển?
A. sự thoái hóa của một số loài động vật
B. nước bị sưởi nóng bốc hơi thành hơi nước
C. học sinh tích lũy kiến thức trong 12 năm học phổ thông
D. chiếc ô tô đang chạy trên đường
-
Câu 8:
Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “...là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng"
A. Phương pháp hình thức.
B. Phương pháp luận biện chứng.
C. Phương pháp lịch sử.
D. Phương pháp luận siêu hình.
-
Câu 9:
Dưới góc độ triết học, định nghĩa nào sau đây về ‘Phương pháp luận’ là đúng?
A. Khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
B. Tổng hợp những cách những phương pháp tìm tòi dùng một ngành nào đó
C. Sự vận dung nguyên lí thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung vào thực tiễn
D. Hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm và sử dụng các phương pháp
-
Câu 10:
Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là gì?
A. sinh học
B. triết học
C. toán học
D. sử học
-
Câu 11:
Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò gì?
A. thế giới quan
B. phương pháp luận
C. thế giới quan và phương pháp luận
D. khoa học của mọi khoa học
-
Câu 12:
Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, người ta căn cứ vào đâu?
A. việc con người nhận thức vào thế giới như thế nào
B. việc con người có thể nhận thức được thế giới hay không
C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định lên cái nào
D. vấn đề coi trọng lợi ích của vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
-
Câu 13:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: “Xã hội từ chỗ ăn lông ở lỗ, tiến đến xã hội chiếm hữu nô lệ, rồi đến xã hội phong kiến và rồi đến xã hội tư bản và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa ”
Đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khát quát nội dung gì?
A. Các kiểu chế độ xã hội
B. Tính tất yếu của sự vận động của xã hội
C. Sự vận động và phát triển của xã hội loài người
D. Tính khách quan của sự phát triển xã hội
-
Câu 14:
Sự vật hiện tượng đang tồn tại thì nó phải có yếu tố nào?
A. có sẵn trong tự nhiên
B. đang vận động
C. do con người nghĩ ra và đặt tên
D. các yếu tố khác
-
Câu 15:
Em đồng ý với ý kiến nào khi nói về mâu thuẫn?
A. một chỉnh thể
B. sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. gồm có hai mặt đối lập
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 16:
Sự biến đổi đúng với sự phát triển là vận động nào?
A. tạm thời
B. tụt lùi
C. tuần hoàn
D. tiến lên
-
Câu 17:
Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học?
A. Thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
B. Hai vấn đề cơ bản của triết học
C. Thời gian ra đời.
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 18:
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sự vật hiện tượng luôn luôn có mối quan hệ
B. Sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi
C. Sự vật hiện tượng luôn luôn chuyển hóa
D. Cả ba kết luận trên đúng
-
Câu 19:
Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác là ...........
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
-
Câu 20:
Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Mác bàn về nội dung gì?
A. Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 21:
Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?
A. Mỗi lượng có chất riêng của nó.
B. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
C. Chất quy định lượng.
D. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
-
Câu 22:
Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là gì?
A. sự đấu tranh.
B. mâu thuẫn.
C. sự phát triển.
D. sự vận động.
-
Câu 23:
Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là gì?
A. nguồn gốc của thế giới là vật chất
B. vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
C. ý thức là cái phản ánh của vật chất
D. ý thức có tác động trở lại đối với vật chất
-
Câu 24:
Nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động và phát triển?
A. Cả ba đều đúng
B. mâu thuẫn của bản thân sự vật hiện tượng
C. lực lượng siêu nhiên
D. thần linh vũ trụ gây ra
-
Câu 25:
Kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là gì?
A. sự vật hiện tượng bị tiêu vong
B. sự vật hiện tượng không giữ nguyên ở trạng thái cũ
C. sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới
D. sự vật hiện tượng không còn các mặt đối lập
-
Câu 26:
Đấu tranh của hai mặt đối lập là gì?
A. sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
B. sự hỗ trợ và nương tựa lẫn nhau
C. sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập
D. sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt đối lập
-
Câu 27:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn là gì?
A. những quan điểm trước sau không nhất quán
B. hai mặt đối lập vừa thống nhất bên trong của sự vật hiện tượng
C. quan hệ đấu tranh giữa hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng
D. một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
-
Câu 28:
Trong các dạng vận động dưới đây, dạng vận động nào được coi là phát triển?
A. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó
B. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong năm
C. Chiếc xe đi từ điểm a đến điểm b
D. Tư duy trong quá trình học tập
-
Câu 29:
Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là gì?
A. tính quy luật
B. không thể nhận thức được
C. vận động
D. tính thực tại khách quan
-
Câu 30:
Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì?
A. sự vận động và phát triển của thế giới tự nhiên
B. đối tượng khác
C. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
D. những vấn đề cụ thể
-
Câu 31:
Sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên không biến đổi, chuyển hóa?
A. Đường ray tàu hỏa
B. Bàn ghế trong lớp học
C. Không tìm thấy sự vật hiện tượng nào
D. Cây cối trong sân trường
-
Câu 32:
Quá trình tạo nên sự vận động và phát triển của thế giới khách quan là gì?
A. sự vật hiện tượng này không thể thay thế được sự vật hiện tượng kia
B. cả ba đều sai
C. mâu thuẫn cũ mất đi hình thành mâu thuẫn mới
D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập
-
Câu 33:
Đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đề cập đến:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia dã bắt làm người có nhân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
A. phương pháp luận biện chứng
B. thế giới quan duy tâm
C. phương pháp luận siêu hình
D. thế giới quan duy vật
-
Câu 34:
Quan điểm thế giới quan duy tâm về sự vật hiện tượng là gì?
A. bất biến
B. không ngừng biến đổi
C. xã hội biến đổi theo ý chủ quan của con người
D. Cả A và C đúng
-
Câu 35:
Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là gì?
A. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
B. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng
C. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng
D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng
-
Câu 36:
Thế giới quan của con người là gì?
A. quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể
B. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên
C. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống
D. quan điểm, cách nhìn căn bản về thế giới xung quanh
-
Câu 37:
Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng còn đường điều hòa, mà chỉ được giải quyết bằng ............
A. Chiến tranh.
B. Sự đấu tranh giữa các lực lượng.
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
-
Câu 38:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi xuất hiện một mâu thuẫn trong nhận thức, chúng ta cần làm gì?
A. Bỏ qua để đỡ mất công tìm hiểu mâu thuẫn.
B. Khi nào có thời gian sẽ tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn.
C. Phân tích để phân biệt đúng, sai, nâng cao nhận thức.
D. Hoảng sợ, nhờ người khác giải quyết mâu thuẫn giúp.
-
Câu 39:
Bạn C thường xuyên đi học muộn, thiếu bài tập do đua đòi theo nhóm bạn xấu chơi điện tử nên lười học, khiến cho tập thể bị ảnh hưởng. Em chọn cách nào dưới đây để giải quyết vấn đề này?
A. Đi nói xấu C.
B. Phê bình C trước tập thể lớp.
C. Thể hiện sự không đồng tình và không chơi với C.
D. Thẳng thắn gặp và phân tích, đồng thời giúp C trong học tập.
-
Câu 40:
Trong tập thể, khi xuất hiện mâu thuẫn cần phải làm gì để giải quyết?
A. Dĩ hòa vi quý.
B. Phê bình và tự phê bình.
C. Không cần đấu tranh.
D. Xuê xoa, nhường nhịn nhau.