Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn khuyến
-
Câu 1:
Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.
B. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.
C. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
D. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.
-
Câu 2:
Sự thay thế các chế độ khác nhau trong lịch sử phản ánh tính chất nào của phủ định biện chứng?
A. Tính phát triển.
B. Tính kế thừa.
C. Tính chủ quan.
D. Tính khách quan.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về Chất?
A. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
B. Chất đồng nhất với thuộc tính của sự vật.
C. Chất được tạo nên từ thuộc tính cơ bản.
D. Chất chỉ ra điểm riêng biệt của sự vật.
-
Câu 4:
Thế giới quan là gì?
A. toàn bộ những quan điểm của con người về thế giới.
B. toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
C. toàn bộ niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
D. toàn bộ những quan điểm định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
-
Câu 5:
Nguyên tắc cơ bản nào dùng để phân chia các trường phái Triết học?
A. Quy luật phát triển của giới tự nhiên.
B. Thời gian ra đời.
C. Thành tựu khoa học.
D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
-
Câu 6:
G.Hê-ghen (1770-1831) khẳng định bản nguyên của thế giới là một “Ý niệm tuyệt đối”, quan điểm của ông là gì?
A. Quan điểm duy vật.
B. Quan điểm duy tâm.
C. Quan điểm biện chứng.
D. Quan điểm siêu hình.
-
Câu 7:
Nhà triết học cổ đại Hê-ra-clit nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là nói đến quy luật nào của thế giới vật chất?
A. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
C. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
-
Câu 8:
Trong Triết học, sản xuất và tiêu dùng được gọi là gì?
A. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
B. Thuộc tính.
C. Chất.
D. Phủ định của phủ định.
-
Câu 9:
Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải như thế nào?
A. Thống nhất biện chứng với nhau.
B. Liên tục đấu tranh với nhau.
C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
D. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
-
Câu 10:
Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?
A. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
B. Không có mặt này thì không có mặt kia.
C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
D. Hai mặt đối lập hợp thành một khối thống nhất.
-
Câu 11:
Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới nói đến nội dung nào sau đây?
A. Phủ định siêu hình.
B. Phủ định chủ quan.
C. Phủ định biện chứng.
D. Phủ định khách quan.
-
Câu 12:
Điểm giống nhau giữa Chất và Lượng là gì?
A. đều chỉ các thuộc tính.
B. đều chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có.
C. đều chỉ những thuộc tính vốn có.
D. đều chỉ thuộc tính không cơ bản.
-
Câu 13:
Sự phân chia phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình được dựa trên nội dung nào sau đây?
A. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
B. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
C. các thức vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. vấn đề cơ bản của Triết học.
-
Câu 14:
Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu là nói đến quá trình nào sau đây?
A. Phát triển.
B. Phủ định.
C. Tồn tại.
D. Vận động.
-
Câu 15:
Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác ...............
A. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
-
Câu 16:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được hình thành dựa trên .................
A. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan biện chứng và phương pháp luận duy vật.
-
Câu 17:
Căn cứ vào đâu để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
A. việc con người có nhận thức được thế giới hay không.
B. việc con người nhận thức thế giới như thế nào.
C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
D. vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay tinh thần.
-
Câu 18:
Quá trình biến dị và di truyền trong cơ thể sống được gọi là gì?
A. hai thuộc tính
B. hai mặt tương phản
C. hai mặt đối lập
D. hai mặt tương đồng
-
Câu 19:
Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm?
A. Phú quý sinh lễ nghĩa.
B. Ở hiền gặp lành.
C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
D. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.
-
Câu 20:
Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tự nhiên.
B. Xã hội.
C. Tư duy.
D. Đời sống.
-
Câu 21:
Thế giới khách quan bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Tự nhiên.
B. Tư duy.
C. Xã hội.
D. Tự nhiên, xã hội, tư duy.
-
Câu 22:
Đặc điểm nào sau đây là của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan, tính kế thừa.
B. Tính tuần hoàn, tính khách quan.
C. Tính thống nhất, tính kế thừa.
D. Tính chủ quan, tính khách quan.
-
Câu 23:
Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất chỉ ra ...............
A. Tương lai phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Mục đích của sự phát triển.
-
Câu 24:
Bàn về sự phát triển V.I.Lênin viết: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu đó nói về gì?
A. Nguyên nhân của sự phát triển.
B. Hình thức của sự phát triển.
C. Cách thức của sự phát triển.
D. Điều kiện của sự phát triển.
-
Câu 25:
Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học nào?
A. Triết học.
B. Toán học.
C. Văn học.
D. Lịch sử.
-
Câu 26:
Mâu thuẫn là gì?
A. nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
C. khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. tiêu chuẩn vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
-
Câu 27:
Lịch sử loài người trải qua các chế độ khác nhau nào trong lịch sử?
A. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
B. Cộng sản nguyên thủy, phong kiến, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
C. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, phong kiến, cộng sản chủ nghĩa.
D. Cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, chiếm hữu nô lệ.
-
Câu 28:
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan điểm triết học?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
B. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh di hiểu nhầm lẫn nhau.
D. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.
-
Câu 29:
Vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn và hoàn thiện hơn chỉ ra ............
A. Tương lai phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Mục đích của sự phát triển.
C. Cách thức của sự phát triển.
D. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
-
Câu 30:
Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?
A. Vận động hóa học.
B. Vận động cơ học.
C. Vận động sinh học.
D. Vận động xã hội.
-
Câu 31:
Hoàn thành nội dung sau: Lượng được chia thành ...........
A. cơ bản và không cơ bản.
B. đếm được và không đếm được.
C. khách quan và chủ quan.
D. xác định và không xác định.
-
Câu 32:
Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là gì?
A. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học.
B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.
C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội.
D. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.
-
Câu 33:
Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Sự thoái hóa của một loài động vật.
B. Nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
C. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
D. Cây khô héo, mục nát.
-
Câu 34:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?
A. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
B. Nhiều đối tượng.
C. Những vấn đề cụ thể.
D. Sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
-
Câu 35:
Hình thức vận động nào sau đây là cao nhất và phức tạp nhất?
A. Vận động cơ học.
B. Vận động sinh học.
C. Vận động xã hội.
D. Vận động vật lý.
-
Câu 36:
Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Triết học Mác – Lênin gọi đó là hình thức phủ định nào?
A. Phủ định sạch trơn.
B. Phủ định biện chứng.
C. Phủ định siêu hình.
D. Phủ định toàn bộ.
-
Câu 37:
Cái mới theo nghĩa Triết học là gì?
A. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
B. Cái ra đời sau so với cái ra đời trước.
C. Cái phức tạp hơn so với cái trước.
D. Cái mới lạ so với cái trước.
-
Câu 38:
Khái niệm nào dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng?
A. Độ.
B. Lượng.
C. Chất.
D. Điểm nút.
-
Câu 39:
T.Hốp-xơ (1588-1679), nhà triết học người Anh cho rằng: Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy – một chiếc đồng hồ cơ học, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Vậy phương pháp luận của ông là gì?
A. Phương pháp luận duy vật.
B. Phương pháp luận siêu hình.
C. Phương pháp luận duy tâm.
D. Phương pháp luận biện chứng.
-
Câu 40:
Điểm giống nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng là gì?
A. đều ra đời cái mới.
B. đều là là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
C. đều đi theo con đường phát triển.
D. đều do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.