Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 1:
Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức nào cho các doanh nghiệp?
A. Cạnh tranh ngày càng nhiều
B. Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt
C. Tăng cường quá trình hợp tác
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh
-
Câu 2:
Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
-
Câu 3:
Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái
-
Câu 4:
Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất
B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất
D. Tái cơ cấu sản xuất
-
Câu 5:
Giả sử cung về ô tô trên thị trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm
B. Tăng
C. Tăng mạnh
D. ổn định
-
Câu 6:
Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu
B. Do cung > cầu
C. Do cung < cầu
D. Do cung, cầu rối loạn
-
Câu 7:
Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng
B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định
D. Thị trường bão hòa
-
Câu 8:
Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa?
A. Cung = cầu
B. Cung > cầu
C. Cung < cầu
D. Cung ≥ cầu
-
Câu 9:
Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
-
Câu 10:
Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
-
Câu 11:
Hoàn thành nội dung: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ ...........
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
-
Câu 12:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là gì?
A. Cung
B. Cầu
C. Nhu cầu
D. Thị trường
-
Câu 13:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
-
Câu 14:
Trong kinh tế hàng hoá, việc sản xuất ra sản phẩm là để nhằm mục đích gì?
A. thoả mãn nhu cầu của người sản xuất
B. tiêu dùng.
C. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
D. trao đổi, mua bán.
-
Câu 15:
Hoàn thành nội dung sau: Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra ...........
A. giá trị xã hội của hàng hoá.
B. giá trị lịch sử của hàng hoá.
C. giá trị cá biệt của hàng hoá.
D. giá trị thực tiễn hàng hoá.
-
Câu 16:
Hàng hoá có hai thuộc tính, đó là gì?
A. giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
B. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hoá.
C. giá trị và giá trị trao đổi của hàng hoá.
D. giá trị lịch sử và giá trị hiện tại của hàng hoá.
-
Câu 17:
Đâu không phải là chức năng của tiền tệ?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Phương tiện hoạch toán.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Phương tiện lưu thông.
-
Câu 18:
Sức lao động của con người là gì?
A. toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
B. hoạt động có mục đích, có ý thức của con người trong quá trình lao động.
C. sự tiêu dùng sức lao động trong thực tế.
D. sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất.
-
Câu 19:
Trên trị trường mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua nhằm mục đích gì?
A. xác định nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
B. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
C. xác định số lượng hàng hoá cần thiết đáp ứng cho người tiêu dùng.
D. trao đổi thông tin với nhau.
-
Câu 20:
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm những gì?
A. sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
B. sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động.
C. đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất.
D. tư liệu lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động.
-
Câu 21:
Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng nào dưới đây?
A. Giảm phát.
B. Thiểu phát.
C. Lạm phát.
D. Giá trị của tiền tăng lên.
-
Câu 22:
Hoạt động trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người là hoạt động nào?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
B. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
C. Hoạt động chính trị- xã hội.
D. Hoạt động thương mại.
-
Câu 23:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định ........
A. sức mua của đồng tiền.
B. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
C. sự cạnh tranh trong trao đổi, mua bán.
D. sự cung ứng hàng hóa trên thị trường.
-
Câu 24:
Cơ sở sản xuất tư nhân anh N làm giày, dép để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua lại nguyên liệu để tái sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Theo em, trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Thước đo giá trị.
-
Câu 25:
Khẳng định nào dưới đây thể hiện vai trò của sản xuất của cải vật chất?
A. Là cơ sở tồn tại, phát triển và quyết định mọi hoạt động của xã hội.
B. Làm cho kinh tế gia đình ngày càng phát triển.
C. Là cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội.
D. Tạo dựng hạnh phúc gia đình nhờ có nhiều của cải vật chất.
-
Câu 26:
Trong vụ hè thu vừa qua, mẹ M bán lúa thu được số tiền 20 triệu đồng, sau khi chi tiêu một số thứ còn 10 triệu, mẹ M tính chuyện cất trữ khi nào cần đưa ra dùng nhưng đang phân vân chưa biết cất loại tiền tệ nào cho phù hợp để phòng khi đau ốm đưa ra dùng. Nếu em là mẹ M, em sẽ chọn cách cất trữ nào dưới đây?
A. Dùng tiền giấy cất vào két sắt của gia đình.
B. Gửi tiền giấy vào ngân hàng cho yên tâm.
C. Dùng tiền mua vàng để cất trữ.
D. Cho người khác mượn số tiền đó.
-
Câu 27:
Để phát triển bền vững đất nước, theo em cần phải gắn với yếu tố nào dưới đây?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng.
C. Tìm thị trường đầu tư.
D. Bảo vệ môi trường sinh thái.
-
Câu 28:
Cha mẹ N đã trả cho công ty địa ốc 500 triệu đồng để mua căn hộ cho gia đình ở. Trong trường hợp này chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Phương tiện thanh toán.
-
Câu 29:
Phát triển kinh tế là gì?
A. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và an sinh xã hội.
B. tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
C. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tăng về số lượng, chất lượng.
D. có chính sách phù hợp để tăng và chuyển dịch cơ cấu một cách phù hợp.
-
Câu 30:
Khi bàn về đối tượng lao động của quá trình sản xuất các bạn N, M, H, T đã có những ý kiến khác nhau. Qua kiến thức đã học, em chọn phương án nào trong 4 phương án của các bạn dưới đây?
A. Bạn N: Tất cả yếu tố tự nhiên tồn tại xung quang chúng ta đều là đối tượng lao động.
B. Bạn M: Những yếu tố tự nhiên có sẵn cho con người.
C. Bạn H: Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động con người tác động vào.
D. Bạn T: Đối tượng lao động là tư liệu cần cho quá trình sản xuất mà bất cứ ai cũng cần phải có.
-
Câu 31:
P hỏi R, sau khi học xong phần 1 bài 2 sách giáo khoa GDCD 11, theo bạn, để một sản phẩm trở thành hàng hóa thì cần phải đủ những điều kiện nào dưới đây?
A. Do lao động của con người tạo ra để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình.
B. Sản phẩm đó làm thỏa mãn nhu cầu của mọi người tiêu dùng nên được trao đổi, mua bán.
C. Thông qua sự trao đổi giữa người mua và người bán diễn ra trên thị trường.
D. Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định và thông qua trao đổi, mua bán.
-
Câu 32:
Là một người tiêu dùng, người mua hàng hóa trên thị trường, bản thân em thường chú ý đến thuộc tính nào của hàng hóa?
A. Giá trị của hàng hóa.
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Giá cả hàng hóa.
D. Giá trị trao đổi của hàng hóa.
-
Câu 33:
Ngày 28/08/2017 khi đi học về, K khoe với cha là con vừa được học ý nghĩa của việc phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội trong môn Giáo dục Công dân. Sau một hồi nói chuyện, cha hỏi con. Vậy, theo con trai việc phát triển kinh tế gia đình mình có ý nghĩa gì đối với con?
A. Phát triển kinh tế giúp con có thêm thu nhập và phúc lợi cho con.
B. Củng cố niềm tin của con với người khác trong cuộc sống.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cho con.
D. Tạo cơ sở quan trọng cho con để xây dựng gia đình chuẩn mực, văn hóa.
-
Câu 34:
Hoàn thành nội dung sau: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào ................
A. môi trường xung quanh tạo ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu.
B. sự tồn tại và phát triển liên tục của xã hội, con người tác động vào thiên nhiên.
C. thiên nhiên của công cụ sản xuất cho ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của mình.
D. tự nhiên, biến đổi yếu tố tự nhiên thành sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình.
-
Câu 35:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua ...........
A. trao tặng.
B. trao đổi, mua bán.
C. trao tặng, mua bán.
D. trao đổi, trưng mua hàng hóa.
-
Câu 36:
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ..............
A. công cụ lao động.
B. công cụ sản xuất.
C. đối tượng lao động.
D. vật dụng lao động.
-
Câu 37:
Biểu hiện của giá trị hàng hóa là gì?
A. thỏa mãn nhu cầu.
B. thu nhiều tiền lãi.
C. giá trị trao đổi.
D. sức mua của đồng tiền.
-
Câu 38:
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, theo em yếu tố nào dưới đây là quan trọng và quyết định nhất?
A. Tư liệu lao động.
B. Sức lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Công cụ lao động.
-
Câu 39:
H và P đã trao đổi với nhau về sự phát triển của một số nước trên thế giới rất khan hiếm tài nguyên, khoáng sản nhưng có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore,….Bằng kiến thức đã học, em có nhận xét, đánh giá về vấn đề trên dựa vào yếu tố nào dưới đây?
A. Khai thác nguồn lực con người, phát huy vai trò của yếu tố sức lao động và biết đầu tư khoa học.
B. Mở rộng thị trường và nơi đầu tư cho kinh tế phát triển nhanh chóng.
C. Đi đầu trong công tác cải tạo khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
D. Có kết cấu cơ sở hạ tầng vững chắc, tầm quan trọng của ngoại giao.
-
Câu 40:
X là một học sinh học giỏi, nhưng gia đình lại khó khăn nên X phải phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, do trời mưa nhiều nên X có ý định bán áo mưa, song X không biết lựa chọn loại áo mưa nào cho phù hợp với người tiêu dùng. Nếu em là X trong tình huống đó, em sẽ vận dụng chức năng nào của thị trường để ra quyết định cho công việc buôn bán của mình được thuận lợi?
A. Chức năng thực hiện giá trị của hàng hóa trên thị trường do người tiêu dùng quyết định.
B. Chức năng thừa nhận giá trị sử dụng của hàng hóa vì biết được sức mua của người tiêu dùng.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng để biết lựa chọn mặt hàng.
D. Chức năng thông tin của thị trường.