Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Đoàn Thượng
-
Câu 1:
Lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kết hợp thành
A. tư liệu sản xuất.
B. phương thức sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. quá trình sản xuất
-
Câu 2:
Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng.
B. Tư liệu sản xuất.
C. Công cụ lao động.
D. Hệ thống bình chứa.
-
Câu 3:
Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
B. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập.
C. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
D. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
-
Câu 4:
Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
D. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.
-
Câu 5:
Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là
A. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.
B. kết cấu hạ tầng của sản xuất.
C. công cụ sản xuất.
D. hệ thống bình chứa.
-
Câu 6:
Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?
A. M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc làm phù hợp.
B. M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game.
C. M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
D. N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ.
-
Câu 7:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Người lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
-
Câu 8:
Năm 2016, nợ công được báo cáo chiếm 63,6% trên GDP. Sang đến năm 2017, nợ công trên GDP còn 62,6%. Đối với năm 2018 theo dự kiến sẽ ở đỉnh mới là 63,9% GDP. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nợ công cao ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.
B. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế.
C. Nợ công cao ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
D. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số.
-
Câu 9:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
B. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
D. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
-
Câu 10:
M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giữ gìn truyền thống gia đình.
B. Phát triển kinh tế.
C. Củng cố an ninh quốc phòng.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
-
Câu 11:
Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương.
B. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
C. Không đồng ý vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
D. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
-
Câu 12:
Đối tượng lao động nước ta được phân thành mấy loại?
A. 3 loại.
B. 4 loại.
C. 2 loại.
D. 5 loại.
-
Câu 13:
Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Cơ cấu thành phần kinh tế.
B. Cơ cấu vùng kinh tế.
C. Cơ cấu ngành kinh tế.
D. Cơ cấu lãnh thổ.
-
Câu 14:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì là
A. tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.
B. nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
C. trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội.
D. hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội.
-
Câu 15:
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là
A. đối tượng lao động.
B. tư liệu lao động.
C. công cụ lao động.
D. sức lao động.
-
Câu 16:
Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về
A. quy mô, giá cả, cung – cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
B. quy mô, chất lượng, cơ cấu,giá cả, cung – cầu, chủng loại.
C. quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
D. quy mô, về mẫu mã, hình thức, cơ cấu, chủng loại.
-
Câu 17:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá cả khác nhau.
B. số lượng khác nhau.
C. giá trị khác nhau.
D. giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 18:
Những chức năng của thị trường là gì?
A. Người bán, người mua.
B. Làm cho người bán và người mua gặp nhau.
C. Thông tin, điều tiết.
D. Thu mua hàng hóa.
-
Câu 19:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là
A. tính chất của hàng hóa.
B. giá trị của hàng hóa.
C. thuộc tính của hàng hóa.
D. khái niệm hàng hóa.
-
Câu 20:
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì hàng hóa
A. xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.
B. chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
C. ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất của loài người.
D. ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
-
Câu 21:
Một trong những chức năng của thị trường là
A. kiểm tra hàng hóa.
B. trao đổi hàng hóa.
C. thực hiện.
D. đánh giá.
-
Câu 22:
Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động hao phí của mọi người sản xuất hàng hóa.
C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
-
Câu 23:
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với
A. sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. hàng hóa ra đời.
C. sự ra đời của nền kinh tế thị trường.
D. tiền tệ ra đời.
-
Câu 24:
Các chủ thể kinh tế trong thị trường, tác động qua lại lẫn nhau để xác định
A. giá cả và số lượng hàng hóa.
B. nơi mua, nơi bán hàng hóa.
C. giá cả của hàng hóa.
D. cách thức thanh toán hàng hóa.
-
Câu 25:
Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con.
B. 3 con.
C. 15 con.
D. 20 con.
-
Câu 26:
Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?
A. sự hao phí sức lao động của con người.
B. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
C. công dụng của hàng hóa.
D. sự khan hiếm của hàng hóa.
-
Câu 27:
Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị
-
Câu 28:
Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
A. Tiền mất giá.
B. Người mua, bán.
C. Cung - cầu, giá cả.
D. Doanh thu cao.
-
Câu 29:
Khi giá cả hàng hóa tăng thì sẽ làm cho người tiêu dùng
A. đầu tư hàng hóa khác.
B. mua hàng hóa ít hơn.
C. mua hàng hóa nhiều hơn.
D. không mau hàng hóa.
-
Câu 30:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại việc trao đổi hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào?
A. Một cách linh hoạt.
B. Một cách bài bản.
C. Một cách từ từ.
D. Một cách nhanh chóng.
-
Câu 31:
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khi tiền thực hiện chức năng
A. phương tiện cất trữ.
B. phương tiện lưu thông.
C. thước đo giá trị.
D. phương tiện thanh toán.
-
Câu 32:
Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa
A. người sản xuất và người tiêu dùng.
B. người mua và người bán.
C. những người tiêu dùng sản phẩm.
D. những người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 33:
Thị trường hình thành các quan hệ
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ.
C. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
-
Câu 34:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
B. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
-
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
-
Câu 36:
Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. người sản xuất ngày càng giàu có.
C. kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng.
D. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
-
Câu 37:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng hóa B ngang nhau về?
A. giá cả.
B. sức cạnh tranh trên thị trường.
C. giá trị trao đổi.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
-
Câu 38:
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật kinh tế.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung cầu.
D. Quy luật giá trị.
-
Câu 39:
Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong?
A. sản xuất hàng hóa.
B. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. tiêu dùng hàng hóa.
-
Câu 40:
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng.
B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.