Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Khương Đình
-
Câu 1:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
B. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
-
Câu 2:
Anh A dùng tiền để trả hóa đơn tiền điện. Lúc này tiền thực hiện chức năng
A. phương tiện cất trữ
B. phương tiện thanh toán
C. phương tiện lưu thông
D. thước đo giá trị
-
Câu 3:
Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là
A. đối tượng lao động.
B. phương tiện lao động.
C. tư liệu lao động.
D. công cụ lao động.
-
Câu 4:
Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó được gọi là
A. tăng trưởng kinh tế.
B. tăng trưởng kinh tế bền vững.
C. phát triển kinh tế bền vững.
D. phát triển kinh tế.
-
Câu 5:
Các chức năng của thị trường là nội dung nào sau đây?
A. Người mua sẽ điều chỉnh sao cho có lợi nhất.
B. Chức năng thừa nhận hay thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Thông tin về quy mô cung cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
D. Cung cấp thông tin nhanh và chính xác cho người bán và người mua.
-
Câu 6:
Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng.
C. người sản xuất ngày càng giàu có.
D. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
-
Câu 7:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. thị trường.
B. nhu cầu.
C. cầu.
D. cung.
-
Câu 8:
Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
-
Câu 9:
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện nội dung nào sau đây?
A. Luôn xoay quanh giá trị.
B. Luôn cao hơn giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị.
D. Luôn ăn khớp với giá trị.
-
Câu 10:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá cả khác nhau.
B. giá trị khác nhau.
C. số lượng khác nhau.
D. giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 11:
Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng.
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa.
D. Tư liệu sản xuất.
-
Câu 12:
Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là
A. sức lao động.
B. hoạt động.
C. người lao động.
D. lao động.
-
Câu 13:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
C. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
D. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
-
Câu 14:
Thị trường hình thành các quan hệ
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
C. hàng hóa, tiền tệ.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
-
Câu 15:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
-
Câu 16:
Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của
A. phương thức sản xuất.
B. công cụ sản xuất.
C. mọi tư liệu sản xuất.
D. lực lượng sản xuất.
-
Câu 17:
Những thông tin của thị trường sẽ giúp cho người mua điều chỉnh
A. sản xuất sao cho có lợi nhất.
B. các nguồn hàng.
C. việc mua sao cho có lợi nhất.
D. thời gian mau hàng hóa.
-
Câu 18:
Ngoài giá trị, giá cả, quy luật thị trường còn phụ thuộc vào?
A. Cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.
B. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
C. Cạnh tranh, cung cầu.
D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.
-
Câu 19:
Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?
A. Cạnh tranh lành mạnh.
B. Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
C. Cạnh tranh giữa các ngành.
D. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
-
Câu 20:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Năng suất lao động.
B. Chi phí sản xuất.
C. Giá cả.
D. Nguồn lực.
-
Câu 21:
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội là
A. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
B. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
C. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 22:
Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành
A. phương thức sản xuất.
B. quá trình sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. tư liệu sản xuất.
-
Câu 23:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại việc trao đổi hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào?
A. Một cách bài bản.
B. Một cách từ từ.
C. Một cách linh hoạt.
D. Một cách nhanh chóng.
-
Câu 24:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng hóa B ngang nhau về?
A. sức cạnh tranh trên thị trường.
B. giá cả.
C. giá trị trao đổi.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
-
Câu 25:
Để giành được các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu các nhà sản xuất phải
A. hạ giá thành sản phẩm xuống.
B. cạnh tranh với nhau.
C. thu hẹp quy mô sản xuất.
D. tăng quy mô sản xuất.
-
Câu 26:
Khi cầu giảm sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung – cầu?
A. Thị trường chi phối cung cầu.
B. Cung cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
D. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
-
Câu 27:
Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất hàng hóa.
B. Mọi nền sản xuất.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 28:
Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện
A. Ba điều kiện.
B. Một điều kiện.
C. Bốn điều kiện.
D. Hai điều kiện.
-
Câu 29:
Yếu tố nào sau đây không được coi là tư liệu lao động?
A. Nguyên liệu sản xuất.
B. Kết cấu hạ tầng.
C. Công cụ sản xuất.
D. Hệ thống bình chứa.
-
Câu 30:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là
A. giá trị của hàng hóa.
B. khái niệm hàng hóa.
C. thuộc tính của hàng hóa.
D. tính chất của hàng hóa.
-
Câu 31:
Chọn câu phát biểu sai?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị mang tính khách quan.
C. Quy luật giá trị xuất hiện do ý chí chủ quan của con người.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
-
Câu 32:
Mối quan hệ giữa cung và giá cả là
A. giá thấp thì cung tăng.
B. giá cao thì cung tăng.
C. giá cao thì cung giảm.
D. giá biến động nhưng cung không biến động.
-
Câu 33:
Hoạt động sản xuất của cải vật chất giữ vai trò
A. quyết định hoạt động giáo dục.
B. quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. thứ yếu so với mọi hoạt động của đời sống xã hội.
D. chi phối hoạt động văn hóa.
-
Câu 34:
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng
A. tiền tệ ra đời.
B. hàng hóa ra đời.
C. với sự ra đời của nền kinh tế thị trường.
D. với sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-
Câu 35:
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. lao động.
B. người lao động.
C. sức lao động.
D. làm việc.
-
Câu 36:
Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. người lao động.
B. tư liệu lao động.
C. tư liệu sản xuất.
D. nguyên liệu.
-
Câu 37:
Phát triển kinh tế là
A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.
B. sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
-
Câu 38:
Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
-
Câu 39:
Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.
B. Than.
C. Sân bay.
D. Nhà xưởng.
-
Câu 40:
Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.