Đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Chu Văn An
-
Câu 1:
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội là gì?
A. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
B. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
C. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 2:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại thì việc trao đổi hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào?
A. Một cách bài bản.
B. Một cách từ từ.
C. Một cách linh hoạt.
D. Một cách nhanh chóng.
-
Câu 3:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là nội dung nói về
A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.
D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 4:
Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. quá trình sản xuất.
B. sản xuất kinh tế.
C. thỏa mãn nhu cầu.
D. sản xuất của cải vật chất.
-
Câu 5:
Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành yếu tố nào sau?
A. phương thức sản xuất.
B. quá trình sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. tư liệu sản xuất.
-
Câu 6:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng hóa B ngang nhau về?
A. sức cạnh tranh trên thị trường.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
C. giá trị trao đổi.
D. giá cả.
-
Câu 7:
Để giành được điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu các nhà sản xuất phải
A. hạ giá thành sản phẩm xuống.
B. cạnh tranh với nhau.
C. thu hẹp quy mô sản xuất.
D. tăng quy mô sản xuất.
-
Câu 8:
Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?
A. M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game.
B. M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc làm phù hợp.
C. M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
D. N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ.
-
Câu 9:
Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương.
B. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
C. Không đồng ý vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
D. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.
-
Câu 10:
Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất hàng hóa.
B. Mọi nền sản xuất.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 11:
Được Nhà nước cử đi du học ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học, H muốn về Việt Nam để làm việc vì ngành mà H học ở Việt Nam còn thiếu. Cha mẹ H phản đối vì cho rằng làm ở nước ngoài lương sẽ cao, chế độ đãi ngộ tốt, cộng sự giỏi. Là bạn của H, em hãy giúp bạn đưa ra ứng xử phù hợp?
A. Không liên lạc với cha mẹ, bí mật về nước làm việc.
B. Thuyết phục cha mẹ để về Việt Nam làm việc.
C. Nghe theo lời cha mẹ.
D. Phản đối cha mẹ.
-
Câu 12:
Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện
A. Ba điều kiện.
B. Một điều kiện.
C. Bốn điều kiện.
D. Hai điều kiện.
-
Câu 13:
Yếu tố nào sau đây không được coi là tư liệu lao động?
A. Nguyên liệu sản xuất.
B. Kết cấu hạ tầng.
C. Công cụ sản xuất.
D. Hệ thống bình chứa.
-
Câu 14:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Người lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
-
Câu 15:
Lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kết hợp thành
A. tư liệu sản xuất.
B. phương thức sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. quá trình sản xuất.
-
Câu 16:
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là
A. khái niệm hàng hóa.
B. giá trị của hàng hóa.
C. thuộc tính của hàng hóa.
D. tính chất của hàng hóa.
-
Câu 17:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
B. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
D. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
-
Câu 18:
Chọn câu phát biểu sai sau đây?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị mang tính khách quan.
C. Quy luật giá trị xuất hiện do ý chí chủ quan của con người.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
-
Câu 19:
M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Củng cố an ninh quốc phòng.
B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Phát huy truyền thống văn hóa.
D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 20:
Công cụ lao động của người thợ mộc là gì?
A. sơn.
B. đục, bào.
C. gỗ.
D. bàn ghế.
-
Câu 21:
Mối quan hệ giữa cung và giá cả là nội dung nào dưới đây?
A. giá thấp thì cung tăng.
B. giá cao thì cung tăng.
C. giá cao thì cung giảm.
D. giá biến động nhưng cung không biến động.
-
Câu 22:
Hoạt động sản xuất của cải vật chất giữ vai trò gì?
A. quyết định hoạt động giáo dục.
B. thứ yếu so với mọi hoạt động của đời sống xã hội.
C. chi phối hoạt động văn hóa.
D. quyết định mọi hoạt động của xã hội.
-
Câu 23:
Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập.
D. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
-
Câu 24:
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với việc
A. tiền tệ ra đời.
B. hàng hóa ra đời.
C. với sự ra đời của nền kinh tế thị trường.
D. với sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-
Câu 25:
Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. người lao động.
B. tư liệu lao động.
C. tư liệu sản xuất.
D. nguyên liệu.
-
Câu 26:
Phát triển kinh tế có nghĩa là gì?
A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.
B. sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
-
Câu 27:
Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.
B. Than.
C. Sân bay.
D. Nhà xưởng.
-
Câu 28:
Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
D. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.
-
Câu 29:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì là
A. tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.
B. nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
C. trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội.
D. hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội.
-
Câu 30:
Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
-
Câu 31:
Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
-
Câu 32:
Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong
A. sản xuất hàng hóa.
B. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. tiêu dùng hàng hóa.
-
Câu 33:
Trong khi mọi năm, mặt hàng máy sưởi, điều hòa 2 chiều, bình tắm, ấm siêu tốc... được bán rất chạy. Còn năm nay, mặt hàng trên nhập 2 tháng rồi vẫn còn nhiều, không bán được, số tiêu thụ được rất thấp. Vì vậy, anh D đã giảm giá 30% cho toàn bộ mặt hàng trên. Điều này thể hiện tác động của quy luật giá trị đến việc
A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
B. điều tiết sản xuất.
C. lưu thông hàng hóa.
D. phân hóa giàu nghèo.
-
Câu 34:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá cả khác nhau.
B. số lượng khác nhau.
C. giá trị khác nhau.
D. giá trị sử dụng khác nhau.
-
Câu 35:
Những chức năng của thị trường là gì?
A. Người bán, người mua.
B. Làm cho người bán và người mua gặp nhau.
C. Thông tin, điều tiết.
D. Thu mua hàng hóa.
-
Câu 36:
Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về
A. quy mô, giá cả, cung – cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
B. quy mô, chất lượng, cơ cấu,giá cả, cung – cầu, chủng loại.
C. quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
D. quy mô, về mẫu mã, hình thức, cơ cấu, chủng loại.
-
Câu 37:
Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho xã hội
A. không sản xuất hàng hóa đó.
B. sản xuất ra hàng hóa đó ít hơn.
C. sản xuất hàng hóa đó tinh vi hơn.
D. sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn.
-
Câu 38:
Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
A. Tiền mất giá.
B. Người mua, bán.
C. Cung- cầu, giá cả.
D. Doanh thu cao.
-
Câu 39:
Thị trường hình thành các mối qua hệ về
A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
B. hàng hóa, tiền tệ.
C. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả.
D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.
-
Câu 40:
Đâu là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại hàng hóa?
A. Thị trường.
B. Quán xá.
C. Doanh thu.
D. Giá cả.