Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023
Trường THCS Trần Phú
-
Câu 1:
Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh không nên làm gì?
A. lên kế hoạch học tập cụ thể.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.
D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.
-
Câu 2:
Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên làm gì?
A. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
C. làm việc riêng trong giờ học.
D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
-
Câu 3:
Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là gì?
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại.
C. khiêm tốn.
D. tự ti.
-
Câu 4:
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
D. Thường xuyên trốn học để đi chơi game.
-
Câu 5:
Hành động nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Làm việc riêng trong giờ học.
C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
-
Câu 6:
Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 7:
Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Bị bạn bè chế giễu.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
-
Câu 8:
Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng.
-
Câu 9:
Học tập tự giác, tích cực nghĩa là gì?
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
C. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
D. nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng khi đạt điểm cao.
-
Câu 10:
Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó.
B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội.
C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết.
D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
-
Câu 11:
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai.
-
Câu 12:
Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Chia ngọt, sẻ bùi.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
-
Câu 13:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
B. Ganh ghét, đố kị với người khác.
C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
-
Câu 14:
Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 15:
Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra.
-
Câu 16:
Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?
A. Dễ làm khó bỏ.
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
D. Cái khó bó cái khôn.
-
Câu 17:
Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?
A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.
-
Câu 18:
Biểu hiện nào không thể hiện thái độ học tập tự giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
-
Câu 19:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
-
Câu 20:
Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 21:
Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 22:
Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
C. Đứng xem quá trình đập phá.
D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
-
Câu 23:
Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
-
Câu 24:
Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là gì?
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
-
Câu 26:
Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi con người?
A. Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta.
B. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.
C. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống biết ơn những gì được hưởng.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 27:
Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương
B. giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ
C. xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương
D. Cả A và B đúng
-
Câu 28:
Câu tục ngữ: "Học thầy chẳng tày học bạn" nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
-
Câu 29:
Câu tục ngữ: Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
-
Câu 30:
Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A, B, C đúng.
-
Câu 31:
Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Yêu trẻ, trẻ đến nhà/ kính già, già để phúc.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Tốt gỗ như tốt nước sơn.
D. Cây ngay không sợ chết đứng.
-
Câu 32:
An thường sang nhà Vi dạy bạn Vi học vì bạn Vi là người khuyết tật không thể đến trường học tập. Em thấy bạn An là người như thế nào?
A. An là người có lòng tự trọng.
B. An là người có lòng yêu thương mọi người.
C. An là người sống giản dị.
D. An là người trung thực.
-
Câu 33:
Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
-
Câu 34:
Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
-
Câu 35:
Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, muốn đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào?
A. Khuyên bạn N tự giác, chủ động học tập để trau dồi kiến thức và có cơ hội phát triển.
B. Mặc kệ bạn.
C. Khuyên bạn bỏ học đi làm công ty mới kiếm được nhiều tiền.
D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
-
Câu 36:
Đâu là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.
C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 37:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây “…… là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
A. Truyền thống dân tộc.
B. Phong tục, tập quán.
C. Thuần phong, mĩ tục.
D. Truyền thống quê hương.
-
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
B. Lối sống hẹp hòi, đề cao lợi ích cá nhân.
C. Coi thường pháp luật vì “phép vua thua lệ làng”.
D. Lối sống trọng tình nghĩa, yêu thương, bao dung.
-
Câu 39:
Câu tục ngữ: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” là nói về truyền thống nào?
A. Yêu nước.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Đoàn kết dân tộc.
D. Nghệ thuật.
-
Câu 40:
Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tri ân các thầy cô giáo.
B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh.
D. Giúp đỡ học sinh.