Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra.
-
Câu 2:
Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai?
A. Chỉ các bạn trong lớp
B. Tất cả mọi người xung quanh chúng ta
C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích
D. Chỉ các bạn cùng giới
-
Câu 3:
Biểu hiện nào trái với học tập tự giác, tích cực?
A. Tự tin trong học tập.
B. Chủ động trong học tập.
C. Tự chủ trong học tập.
D. Lười nhác trong học tập.
-
Câu 4:
Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gọi là gì?
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thõng dân tộc.
-
Câu 5:
Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
-
Câu 6:
Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai ________.
A. quát nạt.
B. cảm thông, chia sẻ.
C. nhắc nhở, khuyên bảo.
D. hợp tác.
-
Câu 7:
Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự lập trong học tập?
A. Nhờ bạn chép bài hộ.
B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó.
C. Học và làm bài tập đầy đủ.
D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
-
Câu 8:
Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?
A. Dễ làm khó bỏ
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
D. Cái khó bó cái khôn.
-
Câu 9:
Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?
A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.
-
Câu 10:
Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
-
Câu 11:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
-
Câu 12:
Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn.
-
Câu 13:
Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu đùa để bạn tức giận.
-
Câu 14:
Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.
C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
-
Câu 15:
Hành động nào sau đây không thể hiện tính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Không thích trang phục dân tộc
B. Yêu mến các làng nghề truyền thống.
C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.
-
Câu 16:
Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 17:
Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 18:
Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
-
Câu 19:
Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam?
A. Bún bò Huế.
B. Phở Hà Nội.
C. Kim Chi.
D. Bánh chưng, bánh dày.
-
Câu 20:
Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.
B. Chê bai người quét rác.
C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
D. Coi thường việc làm chân tay.
-
Câu 21:
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
-
Câu 23:
Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương?
A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Sống trong sạch và lương thiện.
C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
D. Quảng bá nghề truyền thống.
-
Câu 24:
Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
A. Phải có ước mơ
B. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định
C. Nhiệt tình tham gia cá hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 25:
Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội thông qua việc làm nào sau đây?
A. Tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng
B. Trời mưa nên không đến sinh hoạt đội
C. Ở nhà viện lí do bị ốm để không đi lao động với lớp
D. Tham gia cắm trại chỉ đến cho có chứ không tích cực
-
Câu 26:
Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?
A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.
-
Câu 27:
Chia sẻ được hiểu là gì?
A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.
-
Câu 28:
Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ _________.
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. địa phương này sang địa phương khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. người vùng này sang người vùng khác.
-
Câu 29:
Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Hiếu thảo.
B. Yêu nước.
C. Dũng cảm.
D. Trung thực.
-
Câu 30:
Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Đoàn kết, dũng cảm.
B. Tương thân, tương ái.
C. Cần cù lao động.
D. Yêu nước chống ngoại xâm.
-
Câu 31:
Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.
-
Câu 32:
Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. An ủi.
B. Động viên.
C. Hỏi thăm.
D. Yêu nước.
-
Câu 33:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
-
Câu 34:
Câu tục ngữ: “Con hơn cha là nhà có phúc” là muốn nói đến nét đẹp gì của dân tộc?
A. Khoan dung.
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Sống giản dị.
D. Yêu nước.
-
Câu 35:
Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
C. Cá không ăn muối cá ươn.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
-
Câu 36:
Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Chị ngã, em nâng
C. Thương người như thể thương thân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống là gì?
A. Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
B. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
C. Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 38:
Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?
A. Truyền thống làng, xã.
B. Truyền thống vùng, miền.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39:
Câu ca dao:
"Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi"
Câu ca dao trên nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
-
Câu 40:
Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ P phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của P bị ốm nên P thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P.
B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh P vì nhà P nghèo.
D. Khuyên P nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.