Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Âu Lạc
-
Câu 1:
Đối lập với trung thực là gì?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 2:
Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.
B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.
C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.
D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.
-
Câu 3:
Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người thế nào?
A. thiếu tự giác, tích cực.
B. thiếu kĩ năng học tập.
C. luôn tự tin trong cuộc sống.
D. tự giác, tích cực trong học tập.
-
Câu 4:
Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải làm gì?
A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.
B. xác định đúng đắn mục đích học tập.
C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
-
Câu 5:
Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?
A. Chia ngọt, sẻ bùi.
B. Môi hở, răng lạnh.
C. Học bài nào, xào bài ấy.
D. Trên kính, dưới nhường.
-
Câu 6:
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?
A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.
C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.
-
Câu 7:
Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ __________.
A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.
B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.
C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.
D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
-
Câu 8:
Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
B. Tương thân tương ái.
C. Quan tâm, cảm thông.
D. Kiên cường, bất khuất.
-
Câu 9:
Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai ______.
A. động viên.
B. nhắc nhở.
C. chỉ bảo.
D. hướng dẫn.
-
Câu 10:
Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.
B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.
C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.
D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.
-
Câu 11:
Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?
A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.
B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.
C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.
D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.
B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.
-
Câu 13:
Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự ______.
A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.
B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.
-
Câu 14:
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. An ủi.
B. Khích lệ.
C. Hỏi thăm.
D. Mỉa mai.
-
Câu 15:
Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để _________.
A. hiểu được cảm xúc của người đó.
B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.
C. đồng tình với việc làm của người đó.
D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
-
Câu 16:
Quan tâm là thường xuyên chú ý đến ______.
A. những vấn đề thời sự của xã hội.
B. những người thân trong gia đình.
C. mọi người và sự việc xung quanh.
D. một số người thân thiết của bản thân.
-
Câu 17:
Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?
A. Nhường cơm, sẻ áo.
B. Góp gió thành bão.
C. Tích tiểu, thành đại.
D. Vắt cổ chày ra nước.
-
Câu 18:
Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?
A. Bạn P và Q.
B. Bạn H và P.
C. Bạn H và Q.
D. Cả 3 bạn H, P, Q.
-
Câu 19:
Lễ hội truyền thống nào mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam)?
A. lễ hội chùa Thầy.
B. lễ hội Lồng Tồng.
C. lễ cày tịch điền.
D. lễ hội đền Hùng.
-
Câu 20:
Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng miền nào?
A. Bắc Ninh và Bắc Giang.
B. Nghệ An và Hà Tĩnh.
C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
D. Đà Nẵng và Quảng Nam.
-
Câu 21:
Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho ______.
A. tinh thần yêu nước.
B. tinh thần nhân đạo.
C. thái độ cần cù lao động.
D. lòng yêu thương con người.
-
Câu 22:
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?
A. Cần cù lao động.
B. Tổ chức ma chay linh đình.
C. Trân trọng trang phục truyền thống.
D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?
A. Làn điệu dân ca.
B. Trang phục truyền thống.
C. Những câu truyện cổ dân gian.
D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?
A. Yêu nước.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Hèn nhát.
D. Cần cù lao động.
-
Câu 25:
Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ _______.
A. tỉnh này sang tỉnh khác.
B. đời này sang đời khác.
C. nơi này sang nơi khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
-
Câu 26:
Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?
A. Yêu nước.
B. Hà tiện, ích kỉ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.
-
Câu 27:
Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương.
Trường hợp này cho thấy anh Q là người như thế nào?
A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
-
Câu 28:
Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người _________.
A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.
-
Câu 29:
Nhận định nào dưới đây đúng khi nhắc đến sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
-
Câu 30:
Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Chia sẻ.
B. Cảm thông.
C. Đồng cảm.
D. Quan tâm.
-
Câu 31:
Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?
A. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
B. Chỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi bản thân thấy có lợi.
C. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.
D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.
-
Câu 32:
Chúng ta cần rèn luyện như thế nào để có tính tích cực, tự giác?
A. Phải có ước mơ
B. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định
C. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 33:
Đâu là biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
A. Tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng
B. Trời mưa nên không đến sinh hoạt đội
C. Ở nhà viện lí do bị ốm để không đi lao động với lớp
D. Tham gia cắm trại chỉ đến cho có chứ không tích cực
-
Câu 34:
Việc học tập tự giác, tích cực mang lại lợi ích gì?
A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
C. đạt được mọi mục đích.
D. thu được nhiều tiền.
-
Câu 35:
Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì?
A. Bạn không đi kệ bạn, mình cứ đi
B. Mắng bạn vì vô trách nhiệm với tập thể
C. Khuyến khích, động viên bạn nên tham gia các hoạt động tập thể
D. Mách với cô giáo và cán bộ lớp
-
Câu 36:
Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào?
A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.
B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.
C. Bạn P là người có ý thức.
D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.
-
Câu 37:
Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?
A. E là người vô trách nhiệm.
B. E là người vô tâm.
C. E là người ích kỷ.
D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
-
Câu 38:
Bạn Q đến rủ A đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đi chơi cùng Q và rủ thêm một số bạn khác cùng đi.
B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.
C. Mắng cho Q một trận vì làm phiền trong lúc học bài.
D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với Q.
-
Câu 39:
H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán; cho thấy H là người như thế nào?
A. H là người học tập tự giác, tích cực
B. H là người lười biếng
C. H là người ỷ lại
D. H là người tự tin quá mức vào bản thân để thể hiện trước mặt mọi người
-
Câu 40:
“Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?
A. Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Tây Bắc.