Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Trần Quang Khải
-
Câu 1:
Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Không nói leo trong giờ học.
B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 2:
Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 3:
"Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 4:
Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
-
Câu 5:
Lòng yêu thương con người là.................
A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.
B. Hạ thấp giá trị con người.
C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.
D. Làm những điều có hại cho người khác.
-
Câu 6:
Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu
B. Diễn đạt dài dòng.
C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.
D. Giản dị là đạo đức của con người.
-
Câu 7:
Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?
A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác
-
Câu 8:
Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?
A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.
B. Nhận lỗi khi mình mắc phải.
C. Bao che khuyết điểm của bản thân.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
-
Câu 9:
Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Ăn cây táo rào cây sung.
B. Qua cầu rút ván.
C. Thương người như thể thương thân.
D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
-
Câu 10:
Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị?
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu.
B. Nói năng cộc lốc, trống không.
C. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
D. Đáp án A và C.
-
Câu 11:
Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực?
A. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Cả đáp án B và C.
-
Câu 12:
Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Không nói chuyện riêng trong giờ học.
B. Quay cóp trong khi kiểm tra
C. Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn
D. Ý A và C đúng
-
Câu 13:
Hành vi nào thể hiện sống giản dị?
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu
B. Tổ chức sinh nhật linh đình
C. Diễn đạt dài dòng
D. Giản dị là qua loa đại khái
-
Câu 14:
Việc nào dưới đây thể hiện tính trung thực?
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
B. Không nói khuyết điểm của bản thân
C. Nói với cô giáo nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
-
Câu 15:
Theo em câu tục ngữ nào sau đây không nói về yêu thương lòng con người?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Trâu buộc ghét trâu ăn
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
D. Thương người như thể thương thân
-
Câu 16:
Những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về Tôn sư trọng đạo?
A. Không thầy đố mày làm nên
B. Có công mài sắt có ngày nên kim
C. Cần cù bù thông minh
D. Cả B và C
-
Câu 17:
Hành vi trái với trung thực là?
A. Dối trá
B. Ngay thẳng
C. Xuyên tạc
D. Cả A và C
-
Câu 18:
Biểu hiện trái tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa
B. Không quay cóp
C. Sai hẹn
D. Cả A và B
-
Câu 19:
Trái với yêu thương là?
A. Căm ghét
B. Thù hận
C. Mâu thuẫn
D. Cả A,B,C
-
Câu 20:
Hành vi nào dưới đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo?
A. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém
B. Gặp thầy cô cũ lảng tránh không chào
C. Viết thư hỏi thăm sức khỏe cô giáo cũ
D. Không làm bài tập về nhà.
-
Câu 21:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là không trung thực?
A. Nhận lỗi khi mình làm sai
B. Giờ kiểm tra, chép bài của bạn
C. Nhặt được tiền trả lại cho người đánh mất
D. Giúp đỡ, giải thích những bài toán khó cho bạn
-
Câu 22:
Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức kỉ luật không tốt?
A. Không nói chuyện riêng trong giờ học
B. Không hút thuốc lá trong phòng bệnh
C. Đánh nhau trong giờ học
D. Lan viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
-
Câu 23:
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị?
A. Ăn mặc theo xu hướng thời trang đắt tiền
B. Mai tô son đánh phấn khi đi học
C. Nam tổ chức sinh nhật ở nhà hàng sang trọng
D. Gia đình Ánh ăn những món ăn nguyên liệu có sẵn trong nhà
-
Câu 24:
Hành vi nào sau đây thể hiện truyền thống yêu thương con người?
A. Đạt không thích chơi với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
B. Trước khi ra khỏi nhà không bao giờ Huấn xin phép bố mẹ.
C. Bố mẹ mua tăm ủng hộ người mù, người có hoàn cảnh khó khăn
D. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
-
Câu 25:
Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?
A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.
B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.
C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.
D. Sống hà tiện.
-
Câu 26:
Biểu hiện lối sống giản dị là..............
A. Sống kiểu cách thành người sang trọng
B. Sống phù hợp với điều kiện gia đình bạn thân
C. Sống phù hợp với điều kiện xã hội.
D. Sống phù hợp với điều kiện gia đình mình
-
Câu 27:
Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ làm gì?
A. Cùng hưởng ứng
B. Không quan tâm
C. Xúi dục các bạn đánh thêm
D. Can ngăn ngay
-
Câu 28:
Thế nào là trung thực?
A. Chào thầy cô giáo.
B. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
C. Thẳng thắn nhận khuyết điểm.
D. Tiêu xài hợp lí.
-
Câu 29:
Lòng tự trọng giúp chúng ta điều gì?
A. Có cá tính.
B. Nâng cao uy tín, phẩm giá.
C. Có lòng tin.
D. Sống có trách nhiệm.
-
Câu 30:
Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
B. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
C. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
-
Câu 31:
Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người?
A. Đem lại niềm vui cho người khác.
B. Ganh ghét, đố kị.
C. Tham gia hoạt động từ thiện.
D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.
-
Câu 32:
Những hành vi nào sau đây vi phạm an toàn giao thông?
A. Đi xe đạp hàng hai hàng ba.
B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ.
C. Đi bộ đi trên hè phố, lề đường.
D. Quan sát trước sau khi qua đường.
-
Câu 33:
Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Một câu nhịn chín câu lành.
D. Thương người như thể thương thân.
-
Câu 34:
Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Không nói khuyết điểm của bạn.
C. Chấp nhặt người khác.
D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.
-
Câu 35:
Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường
B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 36:
Ngược lại với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Thẳng thắn.
-
Câu 37:
Biểu hiện của người sống không giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 38:
Biểu hiện của người có đức tính trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 39:
Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
-
Câu 40:
Việc sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
D. Cả A,B,C.