Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Hồ Thị Kỷ
-
Câu 1:
Biểu hiện nào thể hiện giản dị?
A. Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu”.
B. Diễn đạt cầu kỳ,bóng bẩy.
C. Nói ngắn gọn, dễ hiểu.
D. Tổ chức sinh nhật linh đình.
-
Câu 2:
Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Tặng quà cho trẻ em nghèo.
B. Ủng hộ trẻ mổ tim.
C. Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin.
D. Mở lớp học tình thương cho trẻ.
-
Câu 3:
Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo?
A. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài
B. Thăm thầy cô giáo cũ.
C. Chào thầy cô không nghiêm túc.
D. Học bài, soạn bài đầy đủ.
-
Câu 4:
Hành vi nào thể hiện trung thực?
A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
B. Giúp bạn khi làm bài kiểm tra.
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Bao che thiếu sót cho bạn thân.
-
Câu 5:
Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?
A. Không phải điều gì cũng nói.
B. Không phải biết gì cũng nói ra.
C. Không tranh luận gay gắt.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 6:
Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta thế nào?
A. Có thói quen ỷ lại.
B. Có chỗ dựa trọng mọi việc.
C. Có được sự yêu quí của mọi người.
D. Có lối sống giản dị.
-
Câu 7:
Hành vi nào thể hiện tự trọng?
A. Luôn giữ đúng lời hứa.
B. Nói xấu sau lưng người khác.
C. Không thấy xấu hổ hoặc hối hận khi làm điều sai trái.
D. Nịnh nọt để lấy lòng người khác.
-
Câu 8:
Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
-
Câu 9:
Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
-
Câu 10:
Lòng yêu thương con người...............
A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.
B. Hạ thấp giá trị con người.
C. Xuất phát từ tấm lòng, vô tư, trong sáng.
D. Làm những điều có hại cho người khác.
-
Câu 11:
Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
-
Câu 12:
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
-
Câu 13:
Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Một câu nhịn chín câu lành.
D. Thương người như thể thương thân.
-
Câu 14:
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.
D. Anh em bất hòa.
-
Câu 15:
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là..................
A. góp phần làm phong phú truyền thống.
B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.
C. tự hào về truyền thống của gia đình.
D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
-
Câu 16:
Người yêu thương con người sẽ được mọi người ..................
A. Coi thường.
B. Phản đối.
C. Yêu mến, quý trọng.
D. Xa lánh.
-
Câu 17:
Thái độ của chúng ta với các thầy, cô giáo (đặc biệt đối vì những người đã dạy mình) là.................
A. Tôn trọng, kýnh yêu và biết ơn.
B. Coi thường.
C. Không tôn trọng.
D. Không coi trọng những điều thầy, cô dạy.
-
Câu 18:
Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 19:
Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 20:
Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 21:
Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
A. Bố mẹ yêu thương con cái.
B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm làng.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 22:
Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
-
Câu 23:
Biểu hiện của khoan dung là?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.
C. Góp ý giúp bạn sửa sai.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 24:
Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm người khác.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 25:
Gia đình bạn N nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
-
Câu 26:
Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Lòng yêu thương con người.
-
Câu 27:
Hành vi cố ý đánh người, giết người, chúng ta cần phải làm gì ?
A. Lên án, tố cáo.
B. Làm theo.
C. Không quan tâm.
D. Nêu gương.
-
Câu 28:
Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?
A. Trách nhiệm.
B. Vô ơn.
C. Trung thành.
D. Ý thức.
-
Câu 29:
Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 30:
Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
-
Câu 31:
Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
-
Câu 32:
Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 33:
“Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 34:
Biểu hiện của đức tính trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 35:
Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 36:
Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.
C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 37:
Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 38:
Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ?
A. Sự vô ơn, phản bội.
B. Tiết kiệm.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 39:
Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?
A. Nhân văn.
B. Chí công vô tư.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Nhân đạo.
-
Câu 40:
Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
A. Chia rẽ.
B. Vô ơn.
C. Trung thành.
D. Khoan dung.