Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2023-2024
Trường THCS An Đông
-
Câu 1:
Người biết học tập một cáh tự giác, tích cực là người như thế nào?
A. là những người học kém.
B. phải chịu nhiều thiệt thòi.
C. được mọi người yêu quý.
D. không được ai tin tưởng.
-
Câu 2:
Người biết học tập một cách tự giác, tích cực sẽ nhận được những gì?
A. sự tin tưởng, quý mến của mọi người.
B. sự chế giễu, trêu chọc của người khác.
C. sự cảm thông, sẻ chia của người khác.
D. sự quan tâm, giúp đỡ của người khác.
-
Câu 3:
Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự giác và tích cực trong của học sinh trong học tập?
A. Dậy sớm tập thể dục thể thao.
B. Quan tâm, sẻ chia với mọi người.
C. Tôn trọng, quý mến mọi người.
D. Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
-
Câu 4:
Để có thể đạt kết quả học tập tốt, học sinh cần phải làm gì?
A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.
B. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
C. xác định đúng đắn mục đích học tập.
D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
-
Câu 5:
Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện việc học tập một cách tự giác, tích cực?
A. Học bài nào, xào bài ấy.
B. Học trước quên sau.
C. Gần mực thì đen.
D. Kính thầy yêu bạn.
-
Câu 6:
Tự giác trong việc học tập là như thế nào?
A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
B. học trên lớp, về nhà không cần học.
C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
-
Câu 7:
Học tập một cách tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được những đức tính nào sau đây?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
B. Yêu thương con người.
C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. Khoan dung.
-
Câu 8:
Học tập một cách tự giác, tích cực sẽ giúp chúng ta như thế nào?
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
-
Câu 9:
Một trong những biểu hiện của học tập một cách tự giác, tích cực là gì?
A. có bài tập khó thì chép sách giải.
B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
C. chơi nhiều hơn học.
D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.
-
Câu 10:
Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập một cách tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
-
Câu 11:
Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện việc học tập một cách tự giác, tich cực?
A. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
B. Hát hay hơn hay hát.
C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
D. Măng không uốn, uốn tre sao được.
-
Câu 12:
Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng về ý nghĩa của học tập một cách tự giác, tích cực?
A. Ăn vóc học hay.
B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
C. Học thầy không tày học bạn.
D. Học trò đèn sách hôm mai.
-
Câu 13:
Bạn học sinh nào dưới đây đã học tập một cách tự giác, tích cực?
A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.
B. Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.
C. Bạn C thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.
D. Bạn N ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.
-
Câu 14:
Em không đồng ý với những nhận định nào sau đây?
A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.
B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.
C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự tập, tự chủ và kiên trì.
-
Câu 15:
Trong giờ học môn Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn C không bao giờ giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của C, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?
A. Khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.
B. Nói với cô giáo là bạn C biết câu trả lời.
C. Mặc kệ bạn vì đó là quyền của bạn.
D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
-
Câu 16:
Tổ chức tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của đức tính gì?
A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.
B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
-
Câu 17:
Nhận định nào là đúng khi nói về việc quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ.
B. Khi có ai đó đề nghị thì mình mới quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì chỉ cần tặng quà là đủ.
D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
-
Câu 18:
Hành động nào sau đây là thể hiện sự quan tâm và chia sẻ?
A. Cười trên sự đau khổ của người khác.
B. Chế giễu, mỉa mai những người khuyết tật.
C. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh.
D. Giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
-
Câu 19:
Câu tục ngữ nào sau đây là không thể hiện việc quan tâm và chia sẻ?
A. Nhường cơm, sẻ áo.
B. Chia ngọt, sẻ bùi.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Năng nhặt chặt bị.
-
Câu 20:
Tình huống nào dưới đây là thể hiện sự quan tâm và chia sẻ?
A. Trong giờ kiểm tra môn toán, P đã cho Q chép bài.
B. Bạn H thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.
C. Bạn K thường chế giễu, trêu chọc người khuyết tật.
D. Bạn T từ chối giúp đỡ khi thất một em bé đang khóc vì bị lạc.
-
Câu 21:
Hành động chia sẻ được hiểu là gì?
A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.
-
Câu 22:
Sự cảm thông trong cuộc sống được hiểu là gì?
A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.
-
Câu 23:
Tình huống nào dưới đây là thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.
-
Câu 24:
Những người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người khác thì sẽ nhận được những gì?
A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
B. nhận được sự yêu quý của mọi người.
C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.
D. có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn.
-
Câu 25:
Nhận định nào dưới đây là không phản ánh đúng những ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
-
Câu 26:
Tình huống nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. H đã cho N vay tiền chơi game.
B. Các bạn trong lớp tới thăm khi H bị ốm.
C. Bạn P cõng bạn Q đi học, vì Q bị liệt hai chân.
D. Quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
-
Câu 27:
Câu tục ngữ nào dưới đây là thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giữa con người với con người?
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Kiến tha lâu đầy tổ.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Tre già măng mọc.
-
Câu 28:
Trên đường đi học về, T thấy một em bé đang khóc vì bị lạc mất bố mẹ. Nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến mình.
B. Hỏi han, giúp đỡ em bé tìm bố mẹ.
C. Trêu chọc em bé vì thấy em khóc nhè.
D. Không quan tâm vì mình còn phải đi học.
-
Câu 29:
Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào trong tình huống dưới đây?
"Hoàn cảnh gia đình P rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. P tâm sự với em và muốn em không nói với ai".
A. Cứ hứa trước mặt P, sau đó đi nói với các bạn trong lớp.
B. Phớt lờ, không quan tâm và không chơi với P nữa.
C. An ủi, động viên bạn P cố gắng tập trung vào việc học.
D. Kể lại chuyện gia đình P cho các bạn khác để cùng tẩy chay P.
-
Câu 30:
Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
"Trên đường đi hoc, P và Q thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. P đề nghị Q cùng với mình dẫn em bé đến đồn công an, nhờ các chú công an giúp em ấy tìm về với bố mẹ. Q phản đối và nói rằng: Sẽ có người khác giúp đỡ em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”.
A. Bạn P.
B. Bạn Q.
C. Cả 2 bạn P và Q.
D. Không có bạn nào.
-
Câu 31:
Nhận định nào dưới đây là không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?
A. Yêu nước.
B. Hiếu học.
C. Dũng cảm.
D. Ích kỉ.
-
Câu 32:
Nhận định nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương?
A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
C. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
-
Câu 33:
Trường hợp nào dưới đây đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
A. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu.
B. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài.
C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống.
D. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook.
-
Câu 34:
Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của văn hóa vùng miền, vì mỗi vùng miền đều có những gì?
A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
B. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
C. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
D. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
-
Câu 35:
Hành động hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện được truyền thống nào của nước ta?
A. yêu nước, chống ngoại xâm.
B. lao động cần cù.
C. kiên cường, bất khuất.
D. tương thân tương ái.
-
Câu 36:
Câu ca dao dưới đây đã nhắc đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?
“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”
A. Đờn ca tài tử.
B. Dân ca ví, dặm.
C. Nhã nhạc cung đình.
D. Dân ca quan họ.
-
Câu 37:
Truyền thống của quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền lại như thế nào?
A. từ đời này sang đời khác.
B. từ nơi này sang nơi khác.
C. từ tỉnh này sang tỉnh khác.
D. từ vùng này sang vùng khác.
-
Câu 38:
Loại hình nghệ thuật "Dân ca quan họ" là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng miền nào?
A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Nam Bộ.
-
Câu 39:
Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?
A. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.
B. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,…
C. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.
D. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.
-
Câu 40:
Một trong các lễ hội truyền thống của người dân ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là lễ hội gì?
A. lễ hội chùa Hương.
B. lễ cày tịch điền Đọi Sơn.
C. lễ hội Lồng Tồng.
D. lễ hội cồng chiêng.